Tuesday, July 26, 2011

The Dog That Cornered Osama Bin Laden



When U.S. President Barack Obama went to Fort Campbell, Kentucky, last week for a highly publicized, but very private meeting with the commando team that killed Osama bin Laden, only one of the 81 members of the super-secret  SEAL DevGru unit was identified by name: Cairo, the war dog.
Cairo, like most canine members of the elite U.S. Navy SEALs, is a Belgian Malinois. The Malinois breed is similar to German shepherds but smaller and more compact, with an adult male weighing in the 30-kilo range.
http://storage.canoe..ca/v1/blogs-prod-photos/6/9/e/6/8/69e685140a3ede35216f4542313f7e9c.jpg?stmp=1305236845
(German shepherds are still used as war dogs by the American military but the lighter, stubbier Malinois is considered better for the tandem parachute jumping and rappelling operations often undertaken by SEAL teams. Labrador retrievers are also favoured by various military organizations around the world.)
http://storage.canoe..ca/v1/blogs-prod-photos/0/0/9/a/b/009ab49d70652d244602c2ab6e43e82f.jpg?stmp=1305237201
http://storage.canoe..ca/v1/blogs-prod-photos/5/2/2/8/a/5228a1c6548921c383c47cdf8c413d95.jpg?stmp=1305237445
Like their human counterparts, the dog SEALs are highly trained, highly skilled, highly motivated special ops experts, able to perform extraordinary military missions by SEa, Air and Land (thus the acronym).
The dogs carry out a wide range of specialized duties for the military teams to which they are attached: With a sense of smell 40 times greater than a human’s, the dogs are trained to detect and identify both explosive material and  hostile or hiding humans..
The dogs are twice as fast as a fit human, so anyone trying to escape is not likely to outrun Cairo or his buddies.
http://storage.canoe..ca/v1/blogs-prod-photos/d/f/0/a/8/df0a86bb2f11e9ed97a5fe6cf9eb5a2f.jpg?stmp=1305237238
The dogs, equipped with video cameras, also enter certain danger zones first, allowing their handlers to see what’s ahead before humans follow.
As I mentioned before, SEAL dogs are even trained parachutists, jumping either in tandem with their handlers or solo, if the jump is into water.
Last year canine parachute instructor Mike Forsythe and his dog Cara  set the world record for highest man-dog parachute deployment, jumping from more than 30,100 feet up — the altitude transoceanic passenger jets fly at. Both Forsythe and Cara were wearing oxygen masks and skin protectors for the jump.
Here’s a photo from that jump, taken by Andy Anderson for K9 Storm Inc. (more about those folks shortly).
http://storage.canoe..ca/v1/blogs-prod-photos/b/4/a/f/0/b4af0ecb6f4971d6e4ddafcd23a8209f.jpg?stmp=1305236936
As well, the dogs are faithful, fearless and ferocious — incredibly frightening and efficient attackers.
I have seen it reported repeatedly that the teeth of SEAL war dogs are replaced with titanium implants that are stronger, sharper and scare-your-pants-off  intimidating, but a U.S. Military spokesman has denied that charge, so I really don’t know (never having seen a canine SEAL face-to-face). I do know that I’ve never seen a photo of a war dog with anything even vaguely resembling a set of shiny metal chompers.
When the SEAL DevGru team (usually known by its old designation, Team 6) hit bin Laden’s Pakistan compound on May 2, Cairo’s feet would have been four of the first on the ground.
And like the human SEALs, Cairo was wearing super-strong, flexible body Armour and outfitted with high-tech equipment that included “doggles” — specially designed and fitted dog googles with night-vision and infrared capability that would even allow Cairo to see human heat forms through concrete walls.
Now where on earth would anyone get that kind of incredibly niche hi-tech doggie gear?
From Winnipeg, of all places.
Jim and Glori Slater’s Manitoba hi-tech mom-and-pop business, K9 Storm Inc., has a deserved worldwide  reputation for designing and manufacturing probably the best body Armour available for police and military dogs. Working dogs in 15 countries around the world are currently protected by their K9 Storm body Armour.
http://storage.canoe..ca/v1/blogs-prod-photos/6/b/e/e/1/6bee1574bddace1ef8d4e864270440fb.jpg?stmp=1305237116
Jim Slater was a canine handler on the Winnipeg Police Force when he crafted a Kevlar protective jacket for his own dog, Olaf, in the mid-1990s. Soon Slater was making body Armour for other cop dogs, then the Canadian military and soon the world.
The standard K9 Storm vest also has a load-bearing harness system that makes it ideal for tandem rappelling and parachuting.
http://storage.canoe..ca/v1/blogs-prod-photos/5/8/a/b/c/58abcd2818c9de4d5c863b048e78377a.jpg?stmp=1305237306
And then there are the special hi-tech add-ons that made the K9 Storm especially appealing to the U.S. Navy SEALs, who bought four of  K9 Storm Inc.’s top-end Intruder “canine tactical assault suits” last year for $86,000. You can be sure Cairo was wearing one of those four suits when he jumped into bin Laden’s lair.
Here’s an explanation of all the K9 Storm Intruder special features:
http://storage.canoe..ca/v1/blogs-prod-photos/7/e/0/1/1/7e01118bd2d133ec735cdcb78061cb70.jpg?stmp=1305237019
Just as the Navy SEALS and other elite special forces are the sharp point of the American military machine, so too are their dogs at the top of a canine military heirarchy.
In all, the U.S. military currently has about 2,800 active-duty dogs deployed around the world, with roughly 600 now in Afghanistan and Iraq.
Here’s the link to a dandy photo essay about U.S. war dogs that just appeared in the journal Foreign Policy.
Several of the photos I have included here are from Foreign Policy, as you will see. Other photos are from K9 Storm Inc.
http://storage.canoe..ca/v1/blogs-prod-photos/2/4/2/0/1/242013c72eaea66d0de1c9fc137f310a.jpg?stmp=1305237350
http://storage.canoe..ca/v1/blogs-prod-photos/b/4/3/8/e/b438e32816ea6f6178dbcad936a9ff78.jpg?stmp=1305237541
As for the ethics of sending dogs to war, that’s pretty much a moot point, don’t you think? If it’s ethical to send humans into combat, then why not dogs?
At least the U.S. now treats its war dogs as full members of the military. At the end of the Vietnam War, the U..S. combat dogs there were designated as “surplus military equipment” and left behind when American forces pulled out.

Monday, May 9, 2011

XÂM NHẬP NÚI CƠ RỐC

XÂM NHẬP NÚI CƠ RỐC

        Trong mùa hè năm 1970, là một quân nhân trong Bộ Chỉ Huy Bắc (CCN), trại Villa Rosa ngoài Đà Nẵng, trung sĩ nhất Robert Noe cùng với mấy binh sĩ người Thượng trong toán biệt kích SOG đã hoàn tất nhiệm vụ bảo vệ đài tiếp vận truyền tin nằm sâu trong vùng đất của địch, có tên là Hickory Radio Relay, trên đỉnh núi cao độ 950(m) nhìn xuống thung lũng Khe Sanh, và về hướng tây phi đạo của căn cứ Khe Sanh.
        Xa khỏi thung lũng về hướng tây nam có một rặng núi có tên là Cơ Rốc, phiá bắc là vùng Phi Quân Sự. Đài tiếp vận nằm cô đơn trong vùng địch kiểm soát, Hickory Radio Relay bị một tiểu đoàn quân đội Bắc Việt tấn công, tràn ngập đêm 4 rạng ngày 5 tháng Sáu năm 1971. Trong trận này trung sĩ nhất Robert Noe hy sinh, và trung sĩ nhất Jon Cavaini bị bắt, được trả tự do trong chiến dịch “Trở Về” (Home Coming) tháng Tư năm 1973. Quân đội Hoa Kỳ nghĩ rằng Cavaini đã tử trận nên ân thưởng anh ta huy chương Danh Dự (Medal of Honor).
        Sau khi nhóm bảo về đài tiếp vận truyền tin Hickory trở về bộ chỉ huy Bắc, trung sĩ nhất Noe được đề cử chức thường vụ một trung đội, và những binh sĩ Thượng được bổ sung vào đại đội A, đại đội xung kích, tiếp ứng (Hatchet Force) cho các toán biệt kích SOG. Trung đội xung kích được lệnh nhẩy xuống (trực thăng vận) đỉnh ngọn núi Cơ Rốc ngày 19 tháng Bẩy năm 1970. Trong trung tâm hành quân (TOC), trung úy (quên tên) trung đội trưởng nói với trung sĩ nhất Noe “Phe mình cố gắng đưa một toán biệt kích SOG vào dưới chân núi Cơ Rốc và trung đội xung kích của mình sẽ đánh từ trên đỉnh núi xuống, nhưng đến bây giờ vẫn chưa thành công. Toán biệt kích nào ‘vào’ cũng ‘dội’ trở ra vì địch phản ứng mạnh mẽ. Bây giờ cấp chỉ huy ở trên phải tìm cách khác”.
        Trong phần thuyết trình, trung đội xung kích được cho biết, không lo vấn đề địch quân, vì họ sẽ “nổ tung” ra dưới điạ ngục. Theo kế hoạch, đỉnh núi sẽ bị thả bom liên tục 24 tiếng đồng hồ, trước khi trực thăng đưa trung đội xung kích vào. Khi viên trung úy cùng với Noe ra khỏi trung tâm hành quân, người sĩ quan trung đội trưởng nói với Noe “Không phải đơn giản, địch quân đào hầm rất sâu... ném bom cỡ nào cũng không ăn thua”.
        Cả hai người đều nghĩ rằng, đây là một cuộc “Hành quân tự sát”, nhưng thực ra chuyến hành quân nào của đơn vị SOG... cũng đều tự sát! Khi tập họp trung đội xung kích, cả hai quân nhân Hoa Kỳ đều không cần phải nói nhiều về nhiệm vụ của trung đội, các binh sĩ người Thượng đã biết rành khu vực hành quân “Trung sĩ. Ông điên rồi! Tất cả chúng ta đều chết!”. Đó là cách phát biểu cảm tưởng của binh sĩ Thượng. Hai quân nhân Hoa Kỳ thầm nghĩ, mình nên viết lá thư cuối cùng gửi về cho gia đình.
        (Tin tức mới nhất khi tài liệu đã hết thời gian bảo mật đã cho rằng, cảm tưởng của quân nhân trong trung đội xung kích là đúng. Trong quyển sách “SOG – Behind the Enemy Line”, tác giả Harve Saal, viết năm 1990, do nhà xuất bản Edwards Brothers phát hành, cho rằng ngọn núi Cơ Rốc nằm trên đất Lào, và chân núi là đường biên giới Việt-Lào. Trong những tài liệu trước đây về đơn vị SOG, chính đơn vị SOG cho in bản đồ gỉa, sai lạc để dễ chối cãi... đi lạc...)
        Trong năm 1968, quân đội Bắc Việt đã dấu những khẩu đại bác của họ nơi hướng đông của rặng núi Cơ Rốc, hướng về căn cứ Khe Sanh. Họ đào hang sâu vào sườn núi, để nếu cần, đẩy khẩu súng vào để tránh bị ném bom. Những khẩu súng đại bác này, Không Lực Hoa Kỳ thả bom cỡ nào cũng không ăn thua, kể cả phi cơ B-52. Pháo binh Hoa Kỳ bắn chỉ rơi xuống chân núi.
        Lúc đó, Noe chỉ nhớ tên một quân nhân Hoa Kỳ khác, trung sĩ Samuel R. Snyder, quen biết từ căn cứ Fort Bragg. Snyder đã tham dự nhiều hành quân của bộ chỉ huy Bắc (CCN), đơn vị SOG, sau đó cũng được đưa về đại đội A xung kích, khi trung sĩ Martin Arbeit, cũng là bạn của Noe tử trận hôm 24 tháng Mười Một năm 1970.
        Trung đội xung kích được đưa ra căn cứ hành quân tiền phương 1 ngoài Quảng Trị. Hai tiểu đội do trung sĩ Snyder chỉ huy được trực thăng đưa đến phi đạo cũ của căn cứ Khe Sanh (nằm trừ bị). Trực thăng trở về đón trung sĩ nhất Noe, viên trung úy và hai tiểu đội còn lại, đưa vào đỉnh núi Cơ Rốc.
        Theo kế hoạch, một trực thăng chở trung sĩ nhất Noe cùng sáu binh sĩ người Thượng sẽ vào trước, viên trung úy trung đội trưởng cùng sáu người khác vào tiếp theo, cuối cùng là một trực thăng chở những binh sĩ còn lại của trung đội. Nhưng khi bay lên, các trực thăng vào đội hình bay đến mục tiêu đỉnh núi Cơ Rốc, kết qủa lộn xộn, chiếc trực thăng chở viên sĩ quan sẽ vào mục tiêu trước.
        Khi hợp đoàn trực thăng đến gần núi Cơ Rốc, các phi tuần phản lực Hoa Kỳ vẫn còn đang đánh bom và chiếc phi cơ thám thính “điều không” FAC ra lệnh cho hợp đoàn trực thăng chở đơn vị xung kích SOG chờ ở phiá xa. Các quân nhân SOG được chứng kiến trận oanh kích từ xa. Nhìn xuống, khu vực thung lũng Khe Sanh, một mầu xanh của lá cây, của núi rừng và những làn gió lạnh thổi vào bụng chiếc trực thăng.
        Ngồi trên chiếc trực thăng bay ở giữa đội hình, trung sĩ nhất Noe nhìn trận đánh bom, suy nghĩ miên man, những gì đang chờ đợi trên đỉnh núi Cơ Rốc. Khoảng mười lăm phút sau, hợp đoàn trực thăng được chiếc FAC cho biết không phận núi Cơ Rốc đã “dọn dẹp” (clear) xong, có thể bay vào.
        Chiếc thứ nhất chở theo viên trung úy, trung đội trưởng, bắt đầu giảm cao độ bay vào, theo sau là chiếc thứ hai có trung sĩ nhất Noe. Hợp đoàn trực thăng bay vòng qua phần đất Lào, từ hướng tây bay lên đỉnh núi Cơ Rốc. Đỉnh ngọn núi từ từ hiện rõ ra, to lớn, trong lúc phi công chỉ giữ độ cao hơn mặt đất chừng hai thước để binh sĩ có thể nhẩy xuống.
        Chợt Noe nhìn xuống đỉnh ngọn núi vẫn còn bốc khói sau trận oanh kích, rồi một người lính Bắc Việt, từ trong rặng cây bước ra với khẩu B-40 bắn trúng chiếc trực thăng dẫn đầu. Quả hỏa tiễn nổ tung làm chiếc máy bay bốc cháy, viên phi công cố lái chiếc trực thăng rẽ qua hướng khác, nhưng không điều khiển được nữa. Chiếc trực thăng rơi xuống phiá bên kia chân núi, trên đất Lào.
        Chứng kiến những gì xẩy ra cho chiếc trực thăng bay trước. Chiếc trực thăng thứ hai bắt đầu trúng đạn súng tiểu liên, viên phi công cố gắng điều khiển bay lên cao, nhưng tốc độ bay vào bãi đáp vẫn còn nhanh, đã vào đến giữa đỉnh đồi. Đúng lúc đó một binh sĩ người Thượng chồm người lên định nhẩy ra (theo đúng kế hoạch, lệnh lạc), trung sĩ nhất Noe phát hoảng, hét thật to, vội vàng túm lấy sợi dây đeo ba lô của anh ta. Sức nặng của người lính Thượng làm cả hai người gần rơi ra khỏi trực thăng. May thay, một chân của Noe vẫn còn quặp lấy càng trực thăng, và người binh sĩ Thượng nắm được càng trực thăng đong đưa.
        Chuyến “đổ bộ” lên đỉnh núi Cơ Rốc phải hủy bỏ, chiếc trực thăng chở trung sĩ Noe cùng hai chiếc chở binh sĩ Thượng, quay trở về căn cứ hành quân tiền phương (FOB 1). Ngay tức khắc một toán biệt kích SOG “Bright Light” (chuyên môn đi cấp cứu, kể cả phi công Hoa Kỳ bị bắn rơi ngoài miền bắc Việt Nam) được đưa vào nơi chiếc trực thăng bị rơi để cứu, hoặc thâu hồi tử thi quân nhân Hoa Kỳ.
        Trung sĩ nhất Noe cho biết, toán biệt kích Bright Light xâm nhập thật nhanh, đem về được các quân nhân Hoa Kỳ. Anh ta chỉ biết sơ sơ... có người chết, riêng trung úy trung đội trưởng xung kích vẫn còn sống, nhưng bị gẫy xương sống.

Dallas, TX.

VÀO VÙNG BẮN GIẾT

VÀO VÙNG BẮN GIẾT
By Col. Donald Summers, Edited by Robert Noe

        Những đơn vị chính quy Bắc Việt và VC đã ung dung trên đất Lào và Miên, tránh được những cuộc hành quân càn quét của QL/VNCH và Đồng Minh. Tuy nhiên có một đơn vị đặc biệt vẫn bí mật xâm nhập qua Lào và Miên, dò thám, tìm kiếm dấu vết của địch. Quân đội Bắc Việt, VC đã thiết lập những căn cứ tiếp vận, hậu cần, bệnh viện, huấn luyện, và trạm dưỡng quân trên đất Lào và Miên.
        Đến năm 1970, ông Hoàng Sihanouk bị lật đổ, và nước Cambodia có vị thủ tướng mới. Tình hình chính trị Cambodia thay đổi, quân lực VNCH và Hoa Kỳ thảo kế hoạch đưa quân vào đất Miên. Trong khi đó, đơn vị MACV-SOG ra lệnh cho cả ba bộ chỉ huy Bắc, Trung, Nam (CCN, CCC, CCS) đưa những toán biệt kích xâm nhập vào đất Miên cũng như khu vực phía nam nước Lào để dò thám, lấy tin tức cho bộ tư lệnh QL/VNCH và Đồng Minh soạn kế hoạch tấn công.
        Nhiều toán biệt kích SOG được đưa vào dò thám khu vực trong tỉnh Ratanakiri, nơi phiá bắc Cambodia, giáp ranh với miền nam nước Lào. Vì tình nghi quân đội Bắc Việt tập trung trong khu vực này. Ratanakiri là vùng rừng núi, cây rối rất rậm rập, che chở các hoạt động của địch trên mặt đất mà phi cơ thám thính không thể khám phá ra được.
        Thả biệt kích xâm nhập cũng là một vấn đề cho các phi công trực thăng. Vì rừng núi quá rập rạp, tìm một bãi đáp trực thăng khó khăn. Thường các toán biệt kích phải leo xuống bằng thang dây qua qua những “lỗ hổng” giữa một vùng “biển xanh” của lá cây. Hoặc trực thăng phải đáp trong thung lũng chật hẹp, rất dễ bị phục kích.
        Ba ngày sau khi Lon Nol lên cầm quyền, một hợp đoàn trực thăng “Bikini” (danh hiệu của phi đoàn 170 trực thăng làm việc cho đơn vị SOG) dưới quyền phi công trưởng, chuẩn úy James Lake đưa toán biệt kích Pennsylvania xâm nhập tỉnh Ratanakiri. Toán biệt kích có nhiệm vụ dò thám sự chuyển quân của quân đội Bắc Việt vào tỉnh Ratanakiri, để kiểm soát khu vực này sau khi Thái Tử Sihanouk bị lật đổ. Toán biệt kích Pennsylvania dưới quyền chỉ huy của trung úy Jerry Pool, toán phó trung sĩ nhất John Boronski, trung sĩ Gary Harned (hiệu thính viên), và năm biệt kích quân người Thượng.
        Trong vòng một tiếng đồng hồ xâm nhập, toán biệt kích bị đơn vị “truy lùng biệt kích”, truy kích để tiêu diệt. Toán biệt kích Pennsylvania chạy về hướng tây nam nơi họ xâm nhập, băng qua những khu rừng rậm rạp, núi dốc cao, đến độ gần như kiệt sức. Mỗi khi toán biệt kích ngừng lại để nghỉ mệt, địch quân đuổi theo bén gót, và toán biệt kích phải chạy sâu vào khu vực núi non để tránh phải chạm súng với địch quân.
        Đêm đầu tiên, họ được nghỉ ngơi lấy lại sức, vì trời tối địch quân không dám đuổi theo, sợ rơi vào ổ phục kích. Nhưng trời vừa rạng sáng, đơn vị “truy lùng biệt kích” bắt kịp và toán biệt kích phải tiếp tục chạy tìm đường thoát. Qua đêm thứ hai, lính Bắc Việt càng gần toán biệt kích hơn, dường như toán biệt kích không thể đánh lạc hướng địch quân được. Qua ngày thứ ba, địch quân đem chó săn theo đi lùng toán biệt kích.
        Gần như kiệt sức, tuyệt vọng, Pool báo cáo về bộ chỉ huy Hành Quân Prairie Fire yêu cầu triệt xuất. Toán biệt kích Pennsylvania phải bỏ dở nhiệm vụ dò thám, nếu không sẽ bị giết hoặc bắt sống. Vả lại cả toán đã kiệt sức mà vẫn không thoát được sự truy kích của địch. Báo cáo, yêu cầu triệt xuất xong, toán biệt kích phải tiếp tục chạy leo lên một ngọn núi kế tiếp.
        Sáng ngày 24 tháng Ba năm 1970, phi hành đoàn bốn chiếc “slick”, phi đoàn 170, cùng với phi hành đoàn bốn trực thăng võ trang AH-1G Cobras hộ tống, vào trung tâm hành quân để được nghe thuyết trình về tình trạng toán biẹt kích Pennsylvania. “Red Lead”, danh hiệu chiếc “slick” dẫn đầu do chuẩn úy James E. Lake ngồi ghế phi công chính, phi công phụ là Johnny Kemper. Lake đã ở Việt Nam được mười một tháng, thâm niên nhất trong đám. Kemper cũng đã phục vụ lâu nhưng trong phi đoàn trực thăng võ trang “Buccaneer”.
        Đại úy Michael Davis O’Donnell, bay chiếc “slick” thứ ba “Red Three”. Mặc dầu cấp bậc cao hơn nhưng ít kinh nghiệm hơn Lake, nên bay bên cánh của hợp đoàn trực thăng. Trong đơn vị SOG, kinh nghiệm có nghiã là sự sống chết của phi hành đoàn trực thăng và của toán biệt kích. Theo sự đồng ý của mọi người, người có kinh nghiệm nhiều nhất sẽ chỉ huy, không màng tới cấp bậc. Người phi công phụ, bay với O’Donnell là chuẩn úy John C. “Hippie” Hoskin. Chiếc trực thăng mang số 68-15262, của đại úy O’Donnell còn có hạ sĩ Rudy Becerra cơ khí và xạ thủ đại liên, hạ sĩ Berman Ganoe. Cả hai đều có nhiều kinh nghiệm “vượt biên”.
        Đơn vị SOG lúc nào cũng có nhiều toán biệt kích hoạt động trên đất Lào và Miên, nhưng buổi thuyết trình ban sáng, tập trung vào tình trạng nguy ngập của toán biệt kích Pennsylvania và cần được triệt xuất khẩn cấp. Toán biệt kích đã báo hiệu “Prairie Fire” (Cánh đồng lửa, bốc cháy) để yêu cầu triệt xuất. Khi nào toán biệt kích đã tìm ra bãi đáp, mấy chiếc “slick” sẽ bay vào bốc toán biệt kích ra. Sau khi nghe thuyết trình xong, hợp đoàn trực thăng “Bikini” được bốn chiếc “Panther”, trực thăng võ trang Cobras thuộc phi đoàn 361 (cũng làm việc cho đơn vị SOG) hộ tống bay lên căn cứ hành quân tiền phương Dak To đợi tín hiệu cấp cứu của toán Pennsylvania.
        Bay bao vùng cho toán biệt kích Pennsylvania có phi cơ thám thính “Covey” FAC do đại úy Không Quân Melvin Irvin lái, có thượng sĩ Charles Septer ngồi ghế sau. Thượng sĩ Septer cũng thuộc đơn vị SOG, liên lạc thường xuyên với trung úy Pool, trưởng toán và trung sĩ Boronski hiệu thính viên. Trung úy Pool cho biết, toán biệt kích phải chạy từ sáng đến giờ và địch quân đuổi theo bén gót. Thượng sĩ Septer biết phải cứu toán biệt kích, gọi một phi tuần khu trục A1 Skyraider lên thả bom, bắn hỏa tiễn chặn toán quân truy kích Bắc Việt lại.
        Hai chiếc khu trục nhào xuống thả bom Napalm làm toán quân Bắc Việt chậm lại, tạo một khoảng cách cho toán biệt kích. Nhưng sau đó, lửa cháy lan rộng ra cánh rừng, làn khói ngăn cản sự oanh kích và gây khó khăn cho phi cơ quan sát. Rồi trung úy Pool báo cáo, toán biệt kích bị lửa bao quanh và quân Bắc Việt cũng gần đó.
        Trong thời gian hai chiếc Skyraider oanh kích, Septer lo chuyện “bốc” toán biệt kích. Ông ta gọi cho Pool, bảo họ di chuyển đến một bãi đáp gần nhất nơi hướng tây nam vị trí hiện tại của toán biệt kích, gần cuối thung lũng hẹp với dốc đá dựng đứng, cheo leo. Trung úy Pool đáp nhận, nhưng yêu cầu tiếp tục oanh kích để cầm chân địch quân và hy vọng toán biệt kích Pennsylvania sẽ đến được bãi đáp khoảng 11:30 phút. Tiếp theo, thượng sĩ Septer gọi về Dak To, yêu cầu hợp đoàn lên gấp và mấy chiếc Cobra “Panther” sẽ vào bắn hỏa tiễn xung quanh bãi đáp.
        Từ căn cứ hành quân Dak To, bốn chiếc “Panther” cất cánh, hai chiếc “slick” do Lake dẫn đường và O’Donnell bay theo. Khoảng 20 phút sau, hợp đoàn trực thăng đến vị trí toán biệt kích đang bị bao vây. Hai chiếc Skyraider vẫn còn bay trên cao, phi cơ quan sát “Covey” cho mấy chiếc Cobra biết vị trí của toán biệt kích và tọa độ lính Bắc Việt. Lập tức, chiếc Cobra dẫn đầu nhào xuống bắn hỏa tiễn, đại liên minigun sáu nòng xuống xung quanh vị trí toán biệt kích. mấy chiếc Cobra còn lại và hai chiếc “slick” đợi cho toán Pennsylvamia di chuyển ra bãi đáp.
        Chiếc Cobra dẫn đầu bắn hết hỏa tiễn và đạn đại liên nhanh chóng nên phải bay về Dak To lấy thêm đạn dược, trang bị lại. Tình hình trên mặt đất trở nên bết, trung úy Pool báo cáo đã phải nổ súng chiến đấu vì địch quân bám theo rất sát. Trong tình thế hiện tại, và vị trí của toán biệt kích, anh ta sẽ cho toán biệt kích “tuột dốc” xuống thung lũng rồi di chuyển đến bãi đáp sau (không thể đi thẳng ra bãi đáp trực thăng).
        Trên bầu trời, phi tuần trưởng Lake cho biết, anh ta chỉ còn hơn một tiếng đồng hồ nhiên liệu, ra lệnh cho O’Donnel tiếp tục bao vùng, còn anh ta bay về Dakto lấy thêm nhiên liệu và dắt hai chiếc “slick” còn ở Dak To bay lên tiếp cứu.
        Chiếc Cobra về đến Dak To, Lake và Kemper cho phi hành đoàn hai chiếc “slick” biết tình trạng nguy ngập của toán biệt kích Pennsylvania, và họ phải lên vùng gấp để đến phiên O’Donnell cùng mấy chiếc Cobra về lấy thêm nhiên liệu.
        Khoảng 45 phút sau ba chiếc “slick” cất cánh. Trên một chiếc “slick” có chuẩn úy William H. Stepp, phi công phụ là chuẩn úy Alan Hoffman. Cả hai đều “mới” trong đơn vị SOG, Hoffman mới qua Việt Nam. Trên đường đến mục tiêu, họ nghe tình hình toán biệt kích Pennsylvania, qua những lời đối thoại giữa chiếc “Covey” và trung úy Pool. Tình trạng toán biệt kích càng lúc càng nguy kịch.
        Trong thời gian Lake bay về Dak To, lính Bắc Việt tiến sát lại gần toán biệt kích. Toán biệt kích Pennsylvania vừa chống trả vừa chạy băng qua khu rừng rậm rạp về hướng bãi đáp. Mấy chiếc “slick” còn mười phút nữa mới đến nơi. Toán biệt kích đã chạy đến bờ thung lũng và bắt đầu “đổ dốc”. Không may cho Pool, bị ngã xái chân nơi mắt cá, anh ta báo cáo lên chiếc “Covey”, địch quân đã đuổi kịp, và anh ta không thể chạy được nữa. Gần như tuyệt vọng, Pool hỏi Septer, chiếc “slick” đâu rồi, và được trả lời “đang trên đường tới”.
        Pool nhìn lên trông thấy chiếc “slick” do O’Donnell lái đang bay vòng trên bãi đáp. Pool nói “Tôi không thể đi được nữa. Anh không dám vào ‘bốc’ tôi, anh là ‘con gà chết’ Ngay bây giờ không còn thì giờ nữa”.
        Phi đoàn “Bikini” 170 có một truyền thống rất đáng hãnh diện “Anh đưa họ (biệt kích SOG) vào. Anh bốc họ ra”. Không do dự, đại úy O’Donnell báo cho chiếc “Covey”, anh ta bay vào một mình để cứu toán biệt kích. Lake nghe được trên hệ thống truyền tin ngăn lại, nói ráng chờ ít phút nữa, anh ta sắp tới. O’Donnell trả lời, toán biệt kích Pennsylvania không còn phút nào nữa.
        Nói xong O’Donnel bay vào thung lũng, hạ thấp xuống, đợi toán biệt kích chạy lại chiếc trực thăng. Từng phút một trôi qua dài như thế kỷ, Lake đã đến mục tiêu đang bay vòng vòng trên đầu. Rồi chiếc trực thăng từ dưới thung lũng bốc lên cao khoảng 200 bộ, O’Donnell báo cáo “Tôi đã ‘bốc’ được cả toán biệt kích tám người. Đang trên đường ra khỏi thung lũng”. Trên không, Lake, Kemper và các phi công Cobra đều mừng rỡ. Bỗng dưng, không có dấu hiệu báo trước, chiếc trực thăng của O’Donnell nổ tung giữa trời, bốc cháy, với tốc độ bay vẫn còn, chiếc trực thăng rơi xuống cánh rừng cách khoảng 300 thước.
        Mọi người chứng kiến đều sửng sốt trong giây lất, đại úy Michael Jimison “Panther 21” người lái chiếc Cobra bay theo O’Donnell vào thung lũng lên tiếng, để ông ta bay vào quan sát cho rõ. Hai chiếc Cobra bay vòng ra đầu thung lũng, hạ thấp cao độ rồi bay thật nhanh vào chỗ chiếc “slick” bị rơi. Chợt tiếng đạn nổ vang dội cả khu vực thung lũng, chớp lên những tia sáng từ loa che lửa, đạn lửa bay qua lại. Jimison báo cáo không thấy gì dưới sàn thung lũng, và hỏa lực phòng không của địch rất mạnh.
        Rồi một tiếng nổ lớn phát ra từ chiếc trực thăng bị rơi, tiếp theo là cuộn khói đen bốc lên, rồi lửa cháy lan ra xung quanh. Lake muốn bay vào quan sát thêm lần nữa, ra lệnh cho hai chiếc “slick” vẫn giữ cao độ. Lake bay vào cuộn khói đen, chiếc trực thăng của O’Donnell bị rơi nơi cuối thung lũng, hai bên là vách đứng. Cũng như mấy chiếc Cobra, Lake trông thấy đạn nổ xung quanh chiếc trực thăng. Lính bộ binh Bắc Việt bố trí dọc theo hai bên vách núi, chỉ cần tiểu liên AK-47 có thể bắn rơi phi cơ bay vào khu vực thung lũng, giữa hai vách núi.
        Chiếc trực thăng lâm nạn đã nổ tung, bốc cháy dưới lòng thung lũng, dưới những tàn cây rậm rạp, che khuất, không thể đáp trực thăng, và rất nguy hiểm, khi bay vào thung lũng. Nhận định qua tình hình, biết cũng chẳng làm được gì hơn, ra lệnh cho hợp đoàn trực thăng quay trở về căn cứ hành quân tiền phương Dak To.
        Đại úy O’Donnell, Hoskins, Becerra, Ganoe, và tất cả biệt kích quân trong toán Pennsylvania được liệt kê “mất tích” (MIA). Hồ sơ trong quân đội Hoa Kỳ, không thấy có một toán biệt kích nào khác được đưa trở vào khu vực. Họ sẽ ngủ yên một thời gian lâu dài.
        Ngày 16 tháng Mười Một năm 1993, một toán “Tìm Kiếm, Thâu Hồi” (JFA 94-2C) xác quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong vùng Đông Nam Á, đến khu vực chiếc trực thăng của đại úy O’Donnell bị rơi. Toán tìm kiếm được trực thăng đưa đến một ngọn đồi nhỏ cách thung lũng khoảng 500 thước, bắt đầu lội bộ đi vào vị trí chiếc trực thăng. Khu vực rừng núi trên đất Miên vẫn rậm rạp như muôn thuở, mỗi cây số đường núi rừng, đoàn người đi tìm mất hai tiếng rưỡi đồng hồ. Toán người đi tìm lục soát xung quanh khu vực nhưng tìm không ra xác trực thăng.
        Qua ngày 18 tháng Giêng năm 1994, toán đi tìm phỏng vấn Lê Thanh Minh ở Kontum. Ông Minh cho biết, trong tháng Tư năm 1993, khi đi tìm nhôm, ông ta tìm thấy một xác trực thăng bị rơi ở bên Miên. Ông ta tìm thấy xương người, ba tấm thẻ bài, hộp cứu thương (First Aid), và một ba lô. Ông ta cũng nghe nói, có người bên Lào tìm được đồng hồ, nhẫn và một khẩu súng CAR-15 (trang bị cho biệt kích). Ông ta nói thêm khu vực trực thăng bị rơi trải rộng khoảng 100 thước, đuôi trực thăng gẫy lìa, có sơn số “262”. Ông Minh trao lại cho toán người đi tìm hai thẻ bài của Ganoe, và một của Hoskin, và mười lăm mẩu xương.
        Đến tháng Giêng năm 1998, đoàn người đi tìm, quay trở lại khu vực chiếc trực thăng bị rơi và họ thành công. Phần “còn lại” của tất cả mọi quân nhân phi hành đoàn trực thăng và toán biệt kích Pennsylvania được thâu hồi, cùng với vũ khí, thẻ bài, vật dụng cá nhân. Sau 29 năm ngủ yên trong vùng rừng núi trên đất Miên, những quân nhân can đảm thuộc phi đoàn trực thăng 170, cùng với toán biệt kích Pennsylvania đã trở về trong danh dự.

Theo tài liệu:
Dallas, TX. 
vđh

TOÁN BIỆT KÍCH IDAHO / I Was There / Con Ai Trong Khoai Dat Nay


TOÁN BIỆT KÍCH IDAHO
John "Tilt" Stryker Meyer, One Zero of Spike Team Idaho

       Tháng Mười Một năm 1968, tôi là trưởng toán (1-0, One-Zero) biệt kích Idaho, trong bộ chỉ huy Bắc (CCN), đơn vị MACV-SOG. Toán phó (1-1, One-One) là John “Bubba” Shore. Đơn vị SOG thực hiện những hoạt động bí mật, nơi “hậu phương” của địch trên đất Lào, Miên và miền bắc Việt Nam. Bộ chỉ huy Bắc có căn cứ hành quân tiền phương 1 (FOB-1) ở Phú Bài (Huế), để đưa những toán biệt kích SOG xâm nhập vào đất Lào.
        Toán biệt kích Idaho từ Đà Nẵng được đưa về tăng cường căn cứ hành quân tiền phương 6 (FOB-6) gần trại Hồ Ngọc Tảo (Saigon). Tin tình báo cho biết, quân đội Bắc Việt đã xâm nhập hơn 100.000 quân vào đất Miên. Không như những chuyến xâm nhập qua Lào và miền bắc Cambodia, chúng tôi được trao cho một khu vực hành quân xâm nhập, dò thám bằng phẳng như bánh Pancake. Và nhiệm vụ cho toán biệt kích Idaho là, tìm dấu vết, vị trí đóng quân của ba sư đoàn Bắc Việt... đã biến mất sau khi rút qua Miên.
        Sau khi toán biệt kích Idaho được đưa lên căn cứ hành quân tiền phương Bù Đốp, một chiếc trực thăng đem đến cho chúng tôi bữa ăn truyền thống ngày lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), có thịt gà tây nóng, bánh mì, khoai tây nghiền cùng với gia vị... Khi toán biệt kích Idaho ăn xong cũng là lúc hợp đoàn trực thăng đến đưa chúng tôi đi xâm nhập.
        Chuyến thả biệt kích ở vùng này cũng nhanh chóng, dễ dàng hơn những chuyến phát xuất từ Đà Nẵng (CCN) hoặc Kontum (CCC). Đoàn trực thăng bay thật nhanh, lướt trên đầu ngọn cây đến bãi đáp trực thăng, rồi toán biệt kích nhẩy xuống. Chúng tôi được dặn dò cẩn thận, căn cứ hành quân tiền phương 6 (FOB-6) mới bị tổn thất, nên sau khi toán biệt kích Idaho đã xâm nhập, chiếc trực thăng chỉ huy vẫn còn bao vùng cách bãi đáp vài dặm, để địch không nghe tiếng động cơ trực thăng và toán biệt kích vẫn có thể liên lạc được.
        Các toán biệt kích SOG có thể xâm nhập, hoạt động sâu 10 cây số trên đất Miên, nhưng trong trường hợp bị địch tấn công, đơn vị SOG không được xử dụng loại phi cơ có cánh (phản lực, khu trục A1 Skyraider) để yểm trợ cứu toán biệt kích. Hành quân trên đất Miên, Daniel Boone (sau này đổi tên Salem House) không được phản lực cơ F-4 Phantom cũng như A1 Skyraider yểm trợ như trong hành quân Prairie Fire trên đất Lào. Các loại phi cơ này đã cứu thoát nhiều toán biệt kích khi bị hàng trăm lính Bắc Việt bao vây.
        Điạ thế khu vực hành quân cũng khác nhiều. Thay vì rừng núi rập rạp như trên đất Lào, hoặc phiá bắc Cambodia, khu vực hành quân bên Miên chỉ có những cánh rừng thưa, cành lá không dầy hai ba lớp, để cho ánh sáng đi qua. Chúng tôi có thể nhìn rõ cảnh vật trước mặt cách khoảng 100 thước.
        Trong lần nghỉ chân đầu tiên, tôi nói Phước, người biệt kích đi đầu và Bubba gắn dây nổ chậm 5 giây vào hai quả mìn Claymore đem theo. Khu rừng thưa làm tôi hơi ngại, rồi toán biệt kích tiếp tục lên đường. Đi được một quãng, Sáu viên sĩ quan LLĐB nhìn thấy khói bốc lên cao, và chúng tôi di chuyển về hướng đó.
        Sáu nói với tôi “Không nên, có VC!”.  Nhưng toán biệt kích vẫn tiếp tục đi. Sáu nói đúng, anh ta có giác quan về địch quân. Toán biệt kích Idaho đang ở trong khu vực kiểm soát của đơn vị chính quy Bắc Việt, khói bốc lên từ đám lửa đang tàn lụi.
        Tôi bắt đầu chụp mấy tấm ảnh, trong khi Sáu có vẻ hồi hộp, lo lắng. Cặp mắt anh ta mở to ra, lời nói như nhanh hơn. Người thông ngôn tên Hiệp cũng lo âu khi nói đôi câu với Sáu. Sáu là một quân nhân, tầm vóc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, rất thông minh, can đảm. Anh ta có nhiều kinh nghiệm hành quân, có thể “đánh hơi” địch quân, và biết các sinh hoạt của họ.
        Tôi muốn tìm cho ra kho chứa đồ tiếp liệu, vũ khí của địch nên quyết định cho toán biệt kích di chuyển sâu thêm về hướng tây. Sáu ngăn lại ngay, không cần Hiệp thông ngôn, nói với tôi “Gọi trực thăng ngay! Có rất nhiều lính Bắc Việt đang tiến về hướng mình!”.
        Lúc đó tôi vẫn chưa nghe động tịnh gì và chưa thấy tên lính Bắc Việt nào, nên không tin lời Sáu. Lo lắng, sợ tôi vẫn chưa hiểu, Sáu quay sang Hiệp định nói, nhưng tôi đã hiểu ý, quay sang Bubba, người đi cản hậu trong toán biệt kích, rồi ra dấu hiệu cho Phước người đi đầu quay trở về bãi đáp trực thăng đưa chúng tôi vào.
        Hiệp nói với tôi: “Sáu nói đây là căn cứ của địch. Bọn mình may lắm vì chúng không có trong căn cứ. Nhưng anh ta trông thấy hàng trăm dấu chân vẫn còn mới đi về hướng đó”. Nói xong Hiệp chỉ tay về hướng nam. Bubba đi ngang qua, tôi nói đưa cho tôi quả mìn Claymore với dây nổ chậm 5 giây.
        Sáu nói qua kẽ răng “Đi! Đi nhanh lên!”
        Toán biệt kích Idaho đang ở trên đất Miên, không phải bên Lào, và không có phi cơ “có cánh” yểm trợ. Cặp mắt của Sáu càng mở to thêm. Khi chúng tôi di chuyển, Sáu đi sau cùng, xóa những dấu chân của toán biệt kích. Đi chưa được bao xa, Sáu lại nói qua kẽ răng “VC đông lắm! Nhiều lắm”.
        Nghe lời Sáu, tôi nhìn lại, thấy rõ hàng nón cối nơi phiá nam. Tôi vội vàng gọi chiếc trực thăng chỉ huy (C&C), yêu cầu cho hợp đoàn trực thăng đến đón chúng tôi cùng với trực thăng võ trang Cobra, càng sớm càng tốt, ngay tại bãi đáp chính (thả toán biệt kích). Chiếc C&C trả lời, sẽ có trong vòng mười phút.
        Địch quân dường như đã khám phá ra sự hiện diện của toán biệt kích trong vùng, chúng bước thật nhanh. Tôi bắn hai qủa M-79 về hướng địch để làm chúng chậm lại, rồi nói với Bubba, “Chạy!”. Cả toán biệt kích Idaho bắt đầu “chạy lấy thân”.
        Đang chạy, Sáu nói với Hiệp “Có thêm nón cối, ka-ki nam Định ở phiá trước mặt (bắc) nữa. Đường cùng!”. Đám địch quân nơi phiá nam cùng đơn vị với đám nơi huớng bắc. Đám nơi hướng nam di chuyển ra khỏi binh trạm, đám ở phiá bắc vào đóng quân trong binh trạm.
        Sáu cùng với tôi gài một quả mìn Claymore đằng sau một cây rồi bỏ chạy, đám lính Bắc Việt vừa bắn vừa đuổi theo. Hai chúng tôi đuổi kịp toán biệt kích vừa đúng lúc quả mìn Claymore nổ tung, nhưng địch quân vẫn đuổi theo. Sáu đặt thêm quả mìn Claymore thứ hai rồi chạy sau. Tiếng nổ của quả mìn như làn gíó thổi vào lưng chúng tôi.
        Đến bãi đáp trực thăng, chúng tôi gài hai quả mìn còn lại, rồi bố trí phòng thủ. Quân Bắc Việt trong đồng phục ka-ki Nam Định, nón cối vừa bắn vừa tiến tới, tất cả mọi người trong toán biệt kích Idaho đồng loạt nổ súng. Tiếng đạn nổ vang trời, AK-47, CAR-15, B-40, M-79.
        Khi nghe tiếng trực thăng đáp xuống, tôi cho nổ hai quả mìn Claymore, để đám quân truy kích khựng lại, và tạo màn khói che chở chiếc trực thăng, rồi cả đám biệt kích nhanh chóng nhẩy lên trực thăng. Khi chiếc trực thăng bốc lên cao, nhiều chiếc nón cối chạy ra bãi đáp bắn lên. Có lẽ chúng tức tối, không ngờ chuyện xẩy ra nhanh chóng, chớp nhoáng.
        Khi toán biệt kích Idaho về đến căn cứ hành quân tiền phương Bù Đốp lúc 2:00 giờ chiều, mấy tay phi công mời chúng tôi ăn tiệc lễ Tạ Ơn (một lần nữa) với họ. Từ lúc xâm nhập cho đến lúc đó, toán biệt kích “chạy lấy thân”, ai cũng đói, vẫn còn “xanh mặt” sau chuyến vượt biên qua đất Miên. Mấy tay phi công đến chậm chút xíu... biết đâu...
        Khi chúng tôi ra khỏi nhà ăn, một quân nhân SOG ở Bù Đốp chuyển lệnh, toán biệt kích phải về căn cứ hành quân tiền phương 6 (FOB-6) gần trại Hồ Ngọc Tảo để thuyết trình về chuyến hành quân xâm nhập.

Dallas, TX.
vđh 

TOÁN BIỆT KÍCH KANSAS

TOÁN BIỆT KÍCH KANSAS
Maj. John L. Plaster, USAR (Ret.)

        Căn cứ Khe Sanh nằm trong khu vực tây bắc miền nam Việt Nam, trước đây là một căn cứ rất bận rộn của TQLC/HK. Đến mùa Hè năm 1971, đã ba năm bị bỏ hoang, khu vực này đã trở thành một “thành phố ma”. Căn cứ Khe Sanh được QL/VNCH xử dụng tạm thời cho cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh qua Lào, sau đó cả khu vực Khe Sanh bị bỏ hoang, để cho quân đội Bắc Việt mặc sức phát triển thêm hệ thống đường mòn HCM vào miền nam.
        Đến cuối tháng Bẩy năm 1971, tình báo Hoa Kỳ theo dõi một lực lượng cấp lớn quân đội Bắc Việt di chuyển băng qua vùng phi quân sự đến phiá đông Khe Sanh. Sự chuyển quân của địch đe dọa, tạo áp lực lên các thành phố lớn dọc theo miền duyên hải: Huế, Đà Nẵng, Phú Bài mà người Hoa Kỳ vẫn còn một ít quân ở đó.
        Tình báo Hoa Kỳ muốn biết rõ, những chuyện gì đang “xẩy ra” trong khu vực Khe Sanh. Nhiệm vụ đi lấy tin tức về quân đội Bắc Việt được trao cho một đơn vị đặc biệt, tên nghe có vẻ huyền ảo, SOG. Đơn vị SOG (Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát) được thành lập để tổ chức những cuộc hành quân bí mật sâu vào trong nước Lào, Miên, và miền bắc Việt Nam. Khi quân đội Hoa Kỳ bắt đầu rút ra khỏi miền nam, đơn vị SOG chuyển hướng, cho các toán biệt kích xâm nhập trong phần đất miền nam Việt Nam. Nhiệm vụ xâm nhập, dò thám khu vực Khe Sanh, bắt sống tù binh đem về khai thác được trao cho toán biệt kích Kansas, gồm có ba quân nhân Mũ Xanh LLĐB/HK và tám biệt kích quân người Thượng.
        Nhiệm vụ không phải dễ, làm thế nào để “tóm cổ” một người lính Bắc Việt trong số hơn 10000 quân Bắc Việt đang có mặt trong khu vực Khe Sanh. Toán biệt kích Kansas dưới quyền chỉ huy của trung úy Loren Hagen, cùng với hai trung sĩ, Tony Andersen và Bruce Berg. Toán biệt kích đã bàn thảo, tìm những phương cách để đem một tù binh Bắc Việt về. Một cách, toán biệt kích sẽ đuợc trực thăng đưa đến một căn cứ hỏa lực bỏ hoang công khai, để cho quân Bắc Việt đến tấn công, rồi trực thăng sẽ bay trở lại triệt xuất toán biệt kích nhanh chóng. Nhưng một nửa toán do trung úy Hagen bí mật nằm lại sau lưng một ngọn đồi. Khi toán biệt kích đã bay xa, quân đội Bắc Việt sẽ cho một tiểu đội đi lục soát xung quanh khu vực để tìm “những đồ chơi” do toán biệt kích để lại, thường là máy điện tử để đo lường số lính Bắc Việt hiện diện trong khu vực. Nửa toán biệt kích, lúc đó mới phục kích, với hy vọng bắt sống được một tù binh đem về.
        Vì tầm mức quan trọng của chuyến hành quân, toán biệt kích Kansas được tăng cường thêm ba quân nhân Mũ Xanh Hoa Kỳ: ba trung sĩ Oran Bingham, Bill Queen, và William Rimondi. Toán biệt kích Kansas trong chuyến đi đó có tất cả 14 quân nhân, 6 Hoa Kỳ và 8 binh sĩ Thượng.
        Họ được trực thăng đưa vào khu vực xâm nhập lúc trời bắt đầu tối ngày 6 tháng Tám năm 1971. Xuống đến nơi, trung úy Hagen quan sát khu vực xung quanh dưới chân đồi, nơi có những hố bom, rồi chia toán biệt kích ra làm ba để phòng thủ trên ba ssườn đồi. Sau đó toán biệt kích lục soát, sửa lại chút đỉnh căn cứ hỏa lực đã bỏ hoang, những pháo đài, chiến hào. Tất cả mọi người đều biết, quân Bắc Việt đã trông thấy chiếc trực thăng thả toán biệt kích, và chờ đợi.
        Khi trời đã hoàn toàn tối, toán biệt kích trông thấy lửa trại của địch trên hai sườn đồi đối diện. Đó cũng là cách quân đội Bắc Việt cho biết đó là giang sơn của họ. Đến nửa đêm, các toán quân Bắc Việt đã đến bao vây quanh ngọn đồi, căn cứ hỏa lực. Chúng nổ súng ở khắp nơi, đủ bốn hướng như đe dọa.
        Đến 1:00 giờ sáng, các phi cơ AC-130 võ trang thay phiên nhau lên bao vùng bắn đại bác 40 ly và đại liên Minigun sáu nòng xuống xung quanh chân đồi, ngăn ngừa quân Bắc Việt tấn công toán biệt kích. Các biệt kích trong căn cứ hỏa lực bỏ hoang vẫn nằm im, không bắn một phát súng. Đến 3:00 giờ sáng, toán biệt kích nghe tiếng xe vận tải Molotova chở quân của địch, rồi tiếng hạ bửng sau xuống đập vào xe nghe rầm rầm. Điều này hơi khác thường, toán biệt kích Kansas cũng như cấp chỉ huy trên căn cứ hành quân tiền phương của đơn vị SOG Phú Bài, đều đoán sai phản ứng của địch.
        Dưới chân đồi, lính Bắc Việt xuống xe, xếp hàng theo từng trung, đại đội, rồi theo cấp chỉ huy, di chuyển đến các vị trí tấn công, nằm chờ đến sáng hôm sau. Lúc trời sắp rạng động, nằm trên đồi, trung úy Hagen cùng toán biệt kích Kansas nghe thêm tiếng xe Molotova đến.
        Trong một căn cứ không quân nơi bờ biển cách căn cứ hỏa lực khoảng 50 dặm, một phi cơ quan sát “điều không” FAC, cùng với hợp đoàn trực thăng cất cánh đi đón một nửa toán biệt kích Kansas như đã tính toán từ trước. Đoàn trực thăng dự trù sẽ đến trong vòng ba mươi phút.
        Khi ánh bình minh nhô lên, trung úy Hagen quan sát thấy lính Bắc Việt trong quân phục mầu xanh dương, đội nón cối đang leo lên một sườn đồi, rồi hai sườn đồi... rồi được báo cáo địch quân trên sườn đồi thứ ba... Lúc đó Hagen biết được, quân đội Bắc Việt đã bao vây kín ngọn đồi, cả ngàn lính Bắc Việt, có thể lên tới một trung đoàn.
        Cấp chỉ huy trung đoàn Bắc Việt nhận định rằng, phải thanh toán mục tiêu nhanh chóng. Toán biệt kích Kansas chắc cũng không dè, căn cứ hỏa lực bỏ hoang nằm gần một ống dẫn dầu rất quan trọng, mà quân đội Bắc Việt sẽ cần đến trong những tháng sắp tới (Mùa Hè Đỏ Lửa). Các đơn vị chiến xa Bắc Việt trong trận tấn công tháng Ba năm 1972, sẽ phải đi ngang qua đây để lấy thêm nhiên liệu. Trong khu vực đã có nguyên một sư đoàn 304, cùng với một trung đoàn thuộc sư đoàn 308 Bắc Việt. Sau này, đại tá John Sadler, chỉ huy trưởng đơn vị SOG được báo cáo, toán biệt kích Kansas bị cả một trung đoàn Bắc Việt tấn công.
        Khi làn sương sớm che phủ mặt đất tan biến đi dưới ánh mặt trời, “sự thật” phơi bầy ra trước mắt các quân nhân biệt kích. Trung úy Hagen cũng không còn thì giờ để nói, tất cả mọi người chuẩn bị chiến đấu, những băng đạn, lưu đạn được lôi ra để sẵn bên cạnh...
        Và lính Bắc Việt bắt đầu trận tấn công. Mở đầu bằng một qủa B-40 trúng căn hầm do trung sĩ Bruce Berg trấn giữ, rồi đạn tiểu liên AK-47, đại liên nổ dòn khắp nơi, xung quanh căn cứ hỏa lực bỏ hoang. Trong khi các biệt kích bắn trả lại, trung úy Hagen la thật to, ra lệnh cho mọi người chiến đấu, còn anh ta chạy lại căn hầm trúng đạn B-40, xem Berg ra sao. Hagen chạy được khoảng 10 thước trước những tràng đạn của lính Bắc Việt rồi trúng đạn gục xuống chết.
        Trung sĩ Klaus Bingham, rời hầm trú ẩn để đặt lại qủa mìn Claymore cũng trúng một viên đạn vào đầu chết ngay tức khắc. Một biệt kích Thượng, bắn hết băng đạn, chạy lui về phiá sau, cũng trúng đạn, ngã vào người trung sĩ Tony Andersen chết. Trận đánh mới bắt đầu được bốn phút đồng hồ, bốn biệt kích quân đã tử trận, kể cả trung úy Hagen trưởng toán. Số phận của những người còn lại nằm trong tay trung sĩ Andersen, người thâm niên nhất trong toán.
        Tiếng đạn vẫn nổ vang rền xung quanh “điểm tựa” cuối cùng của toán biệt kích Kansas, cùng với những tiếng nổ lớn của lựu đạn, B-40. Quân Bắc Việt vẫn tiến lên, họ nhẩy qua lại giữa những hố bom tránh đạn và lên tới đỉnh đồi. Andersen vác khẩu đại liên M-60 chạy qua góc bên kia đồi tìm trung úy Hagen, nhưng không thấy, chỉ thấy hàng nón cối từ từ nhô lên. Địch quân đã lên gần tới đỉnh ngọn đồi, từ bốn hướng. Andersen vác khẩu đại liên cùng với dây đạn vắt ngang người, chạy đầu này, đầu kia bắn xuống chân đồi. Trong khi đó hợp đoàn trực thăng vẫn còn hơn 10 phút mới đến nơi, các trực thăng võ trang Cobras được lệnh bỏ hợp đoàn bay đến trước.
        Trong khi đó toán biệt kích Kansas đã hết lựu đạn, khẩu đại liên M-60 cũng bị hư hại, Anderson với khẩu tiểu liên CAR-15 đeo sau lưng tiếp tục bắn. Quân Bắc Việt đã lên tới đỉnh đồi, ném lựu đạn lên trên đỉnh đồi nổ tung làm Anderson trúng nhiều miểng, nhưng còn đứng vững và vẫn tiếp tục bắn khẩu CAR-15.
        Phòng tuyến chỉ còn lại một nửa, toán biệt kích lui vào giữa đỉnh đồi... điểm tựa cuối cùng. Sáu biệt kích quân người Thượng đã chết, chỉ còn lại hai người. Quân Mũ Xanh Hoa Kỳ, Hagen, Berg, Bingham đã chết, Anderson bị thương, Bill Queens bị thương nằm thẳng cẳng, chỉ duy nhất Rimondi chưa bị thương.
        Trong lúc tuyệt vọng, các trực thăng Cobras đã đến mục tiêu. Từ trên không nhìn xuống như ổ kiến, với những biệt kích sống sót ở giữa, xung quanh là lính Bắc Việt. các trực thăng Cobras chúi xuống bắn hỏa tiễn, đại liên Minigun xung quanh toán biệt kích Kansas làm địch quân phải lui ra. Tiếp theo là những phi tuần A1 Skyraider vào thả bom Napalm, rồi đoàn trực thăng Huey đáp xuống “bốc” toán biệt kích.
        Mặc dầu đã bị thương, trúng nhiều miểng lựu đạn, Anderson cùng với Rimondi lôi xác các đồng đội bị chết lên chiếc trực thăng thứ nhất, sau đó dìu Queens và hai binh sĩ Thượng lên trực thăng thứ hai. Trong vòng nửa tiếng đồng hồ, ba quân nhân Mũ Xanh Hoa Kỳ, Hagen, Berg, Bingham cùng với sáu biệt kích Thượng tử trận. Tất cả những người sống sót đều bị thương.

        Lời cuối: Đối với Andersen, điều “khó khăn” nhất là khi đưa xác sáu biệt kích quân người Thượng về với gia đình, trong ngôi làng của họ. Khi họ trông thấy chiếc xe (chở xác) của chúng tôi đến từ xa, tiếng than, tiếng khóc đã nổi lên. Qua người thông ngôn, tôi chỉ biết nói đôi lời an ủi... Chúng tôi rất hãnh diện vì họ là những chiến sĩ can đảm.
        Gia đình trung úy Loren Hagen được trao chiếc huy chương Danh Dự cuối cùng của trận chiến Việt Nam. Tony Andersen được ân thưởng huy chương Distinguished Service Cross (Ngoại Hạng), Queens, Rimondi, Berg, Bingham được huy chương Silver Star.

Theo tài liệu: John L. Plaster, “SOG – The Secret War of America”, Simon & Schuster.
Dallas, TX.
vđh