Wednesday, April 27, 2011

SOG STORIES / Những Câu Chuyện Biệt Kích

 HÀNH QUÂN TAILWIND
By Maj. John L. Plaster, USAR (Ret.)


        Hành quân Tailwind là chuyến hành quân xâm nhập bí mật vào miền nam nước Lào do một đại đội xung kích Hatchet Force dưới quyền sĩ quan LLĐB/HK chỉ huy, đảm trách. Cuộc hành quân kéo dài hai ngày từ 11 đến 13 tháng Chín năm 1970, nhằm đánh lạc hướng của địch, cho quân đội Hoàng Gia Lào tạo áp lực lên quân đội chính quy Bắc Việt đang ở trên đất Lào.

        Cuối năm 1970, người Hoa Kỳ vẫn có những hoạt động bí mật ở bên Lào. Hành quân Gauntlet với nhiều tiểu đoàn thuộc quân đội Hoàng Gia Lào tấn công, tiếp cứu Paksong, và vùng cao nguyên chiến lược Boloven đang thất bại. Một cú điện thoại gọi đến cho đơn vị SOG ở Saigon, yêu cầu đưa một đơn vị bí mật vào gần khu vực Chavane nhằm phá rối sự phòng thủ của quân đội Bắc Việt. Đại tá John Sadler nhận lời, mặc dầu chưa có toán biệt kích SOG nào được lệnh xâm nhập sâu vào đất Lào (chỉ trong khu vực hành quân Prairie Fire). Đúng vậy, mục tiêu nằm sâu 30 cây số trong đất Lào, ngoài khu vực “được phép” hành quân của đơn vị SOG.

        Nhiệm vụ này được trao cho bộ chỉ huy Trung (CCC) trên Kontum, đưa ba trung đội thuộc đại đội B Hatchet Force, có hai toán “Path Finder” (tìm hướng di chuyển) thuộc Không Lực Hoa Kỳ đi theo vào mục tiêu. Đoàn quân gồm 16 quân nhân Hoa Kỳ, 110 biệt kích quân Thượng dưới quyền chỉ huy của đại úy Eugene McCarley, được trực thăng đưa đi từ căn cứ hành quân tiền phương Dak To đến bãi đáp trong một thung lũng gần Chavane. Hợp đoàn trực thăng gồm ba chiếc CH-53 Sea Stallion của TQLC/HK và 12 trực thăng võ trang Cobra bay theo yểm trợ, đưa đại đội xung kích Hatchet Force vào mục tiêu.

        Mỗi khi phát hiện vị trí đóng quân của địch, hoặc khám phá ra kho lương thực, vũ khí của quân đội Bắc Viet, đại úy McCarley gọi phi cơ oanh kích phá hủy. Địch quân phản ứng bằng cách tập trung quân để tấn công đại đội xung kích, nhưng đơn vị này di chuyển luôn, không đóng quân ở một chỗ. 
         Trong buổi sáng ngày thứ ba, sau khi vào vùng hành quân, đơn vị Hatchet Force tấn công một vị trí giết 54 địch quân. Sĩ quan trong đại đội băn khoăn, tại sao lính Bắc Việt không bỏ chạy? Sau đó họ khám phá ra một một hầm sâu mười hai thước dưới mặt đất, bên trong chứa rất nhiều bản đồ, tài liệu. Đó là bộ chỉ huy đơn vị tiếp vận của Bắc Việt trên đuờng 165 trên nước Lào. Sau đó đơn vị Hatchet Force tìm cách rút lui ra khỏi khu vực hành quân trở về Kontum. Sợ địch quân đuổi theo, đại úy McCarley cho trực thăng vào bốc từng trung đội, tại ba bãi đáp khác nhau. Đại đội Hatchet Force tổn thất: 3 binh sĩ Thượng tử trận, 33 bị thương, tất cả 16 quân nhân Hoa Kỳ đều bị thương.

Lời giới thiệu: Bài viết dưới đây là bản tường trình hành quân do trung úy Robert Van Buskirk biên soạn gửi lên cho đại tướng Creighton Abrams, tư lệnh quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam (thay thế tướng William Westmoreland), sau cuộc hành quân Tailwind.

        Tôi là trung úy Van Buskirk thuộc bộ chỉ huy Trung (CCC) đơn vị MACV-SOG đóng trên Kontum. Tôi là một trung đội trưởng trong hành quân Tailwind. Đại đội Hatchet Force được đưa vào mục tiêu Tango-1, cách Chavane 18 cây số về hướng đông lúc 111245Z (nhóm ngày giờ, đã mã hóa) trong tháng Chín năm 1970. Trong đơn vị có 16 quân nhân Hoa Kỳ, và 120 binh sĩ người Thượng. Nhiệm vụ của đại đội là dò thám cấp đơn vị (cả đại đội) để thâu thập tin tức tình báo, và để đánh lạc hướng địch quân, trợ giúp hành quân Gauntlet do cơ quan CAS (tình báo CIA ngụy trang) ở bên Lào tổ chức. 

        Hai mươi phút sau khi toán “Path Finder” (dò thám đường) 12 người được trực thăng UH-1 đưa vào an ninh bãi đáp, đại đội xung kích Hatchet Force được ba trực thăng CH-53 đưa đến bãi đáp (Điểm 1, Point 1). Hai trực thăng UH-1 đưa toán “Path Finder” vào bãi đáp dễ dàng, nhưng khi chiếc CH-53 đầu tiên chở đơn vị Hatchet Force vào cách bãi đáp chừng 5 phút bay, bị súng nhỏ của địch bắn lên, nhưng không gây tổn thất. Hai binh sĩ Thượng và viên trung sĩ thường vụ trung đội 1 nhìn qua cửa sổ trực thăng, trông thấy 3 chiến xa hạng trung do Nga Sô chế tạo, và hai xe vận tải 2 tấn rưỡi di chuyển trên đường 966 theo hướng đông bắc. Khu vực bãi đáp đã được thả bom Cluster dọn dẹp trước khi đổ quân. Cả ba trực thăng CH-53 đều bị bắn súng nhỏ nhưng không thấy có súng phòng không của địch trong khu vực.

        Đại đội xung kích Hatchet Force di chuyển theo hướng tây bắc khoảng 600 thước, toán quân đi đầu thuộc trung đội 1 tìm thấy một căn chòi của địch tại (Điểm 2, Point 2), chứa hơn 200 hỏa tiễn 140 ly. Hai tiểu đội còn lại của trung đội được lệnh lục soát rộng ra hai bên trục tiến quân, khám phá ra thêm 8 căn chòi khác, chứa tổng cộng:

1. Năm trăm hỏa tiễn 140 ly.

2. Ba trăm hỏa tiễn (đạn) súng B-40.

3. 12500 viên đạn súng trường.

4. Khoảng 40 xe đạp.

5. Ba trăm quả đạn súng cối 82 ly.

6. Hai ngàn viên đạn đại liên phòng không 23 ly.


        Trong thời gian này, đơn vị Hatchet Force nghe được tiếng súng báo hiệu của địch và tiếng chuông điện thoại. Chuyên viên chất nổ gắn chất nổ với dây cháy chậm mười ba phút để phá hủy các kho chứa đạn dược của địch. Đại đội tiếp tục di chuyển lên hướng bắc, sau đó nghe hai tiếng nổ lớn phá hủy các kho chứa đạn của địch quân. Phi cơ quan sát FAC nhìn thấy đám cháy và điều động phi tuần phản lực thả bom trên các nhà kho để tiêu hủy nặng nề hơn.

        Đại đội chạm súng nhẹ với một đơn vị nhỏ địch tại tọa độ (Điểm 2, Point 2), rồi tiếp tục di chuyển đến vị trí đóng quân đêm (Điểm 4, Point 4). Không có chạm súng với địch trong đêm. Sáng hôm sau ngày N+1, đại đội chuẩn bị di chuyển, nghe tiếng động cơ thiết vận xa của địch (có lẽ trông thấy ngày hôm trước) di chuyển từ bắc xuống nam trên đường 966. Đặi đội định tiêu diệt hai thiết vận xa của địch bằng vũ khí chống chiến xa (M-72), nhưng đại đội đang ở trong khu vực điạ thế bùn lầy, sự quan sát không được rõ, nên tránh né.

        Tại (Điểm 5, Point 5), một đơn vị địch khoảng 40 người chạm súng với toán quân tiền phương của đại đội. Địch quân xử dụng đủ loại vũ khí, AK-47, B-40 và súng cối. Phi cơ lên yểm trợ thả bom, đẩy lui địch quân sau gần một tiếng đồng hồ chiến đấu. Sau đó đại đội di chuyển khoảng 500 thước về hướng đông nam, đến một hố bom lớn, chuẩn bị bãi đáp trực thăng.

        Địch quân tấn công thêm lần nữa, kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ, làm cho đại đội trưởng (đại úy McCarley) bị thương, một trung úy, trung sĩ thường vụ, một y tá, và năm tiểu đội trưởng (người Hoa Kỳ) bị thương. Tuy nhiên vấn đề thời tiết xấu trực thăng không vào tản thương được. Địch quân tấn công quấy rối đại đội Hatchet Force suốt đêm, làm cho một tiểu đội trưởng bị thương. 
         Ngày N+2, 13 tháng Chín, đại đội được lệnh di chuyển đến một bãi đáp khác để trực thăng di tản hai người bị thương nặng. Đại đội xung kích di chuyển đến (Điểm 9, Point 9), bố trí, đốn những cây cao, an ninh bãi đáp. Đến 12:15 phút, một trực thăng CH-53 đến di tản thương binh, nhưng không đáp xuống được, đuôi trực thăng chém vào một cành cây, rồi bị trúng đạn B-40, rơi xuống cách (Điểm 10, Point 10) khoảng ba cây số về hướng đông bắc. Tất cả phi hành đoàn được chiếc phụ bay theo (chase) đáp xuống cứu.

        Đại đội được lệnh di chuyển, tìm một bãi đáp khác (thương binh vẫn chưa được di tản). Đơn vị di chuyển được khoảng 350 thước, bị hai tiểu đội địch bắn quấy rối tại tọa độ (Điểm 11, Point 11). Trung đội 1 đuổi hai tiểu đội của địch bỏ chạy, đại đội Hatchet Force tìm được một bãi đáp khác tại (Điểm 12, Point 12) lúc 2:00 giờ chiều. Trung đội 1 quay trở lại, bảo vệ đoạn hậu cho đại đội.

        Thời tiết trở nên xấu, trực thăng không thể bay vào di tản thương binh. Đại đội Hatchet Force di chuyển đến (Điểm 13, Point 13), bố trí phòng thủ đêm. Sáng hôm sau, ngày N+3, đại đội di chuyển tìm một bãi đáp khác. Tất cả quân nhân Hoa Kỳ đã bị thương nhẹ, bốn biệt kích quân người Thượng bị nặng. Mọi quân nhân trong đơn vị đã hết nước uống, tinh thần xuống thấp. Đại đội di chuyển ra khỏi vị trí đóng quân đêm được 600 thước bị địch bắn tiểu liên AK-47 và B-40. Hai tiểu đội được điều động lên tấn công, và lần này địch quân không bỏ chạy, nằm lại bắn cầm chừng. Điều này chứng tỏ địch quân trong toán bảo vệ một căn cứ hay kho hàng dấu kín trong rừng. Đại đội cho lệnh tấn công, làm cho địch phải bỏ chạy. Lục soát khu vực, khám phá ra một binh trạm cấp tiểu đoàn tại (Điểm 15, Point 15).

        Lục soát căn cứ của địch, tìm thấy nhiều tài liệu quan trọng. Sau đó xử dụng khói trắng đánh dấu mục tiêu cho phi cơ chiến lược oanh kích, phá hủy binh trạm của địch. Đến lúc này, đại đội Hatchet Force đã quá mệt mỏi, xin triệt xuất.


Phần sau đây là ba tài liệu được bảo mật về cuộc hành quân Tailwind.


TỐI MẬT

2. Trong tháng Chín, một cuộc hành quân trên đường 966, nơi cạnh hướng tây khu vực hành quân, tịch thâu được 34 tài liệu. Khoảng 400 trang tài liệu đã được ban Khai Thác Tài Liệu cơ quan MACV xếp vào hạng A, chứa rất nhiều tin tức. Theo phòng 2, cơ quan MACV “Tin tức tình báo giá trị nhất về đoàn Vận Tải 559, kể từ lúc bắt đầu cuộc chiến”

3. Một tù binh bắt được trong tháng Mười, khai thêm tin tức về đoàn Vận Tải 559, mà được xem như quan trọng nhất trên đất Lào. Anh ta là một quân nhân trong tiểu đoàn D2 Công Binh, binh trạm 34, đoàn Vận Tải 559 cho biết thêm tin tức về đơn vị, huấn luyện, hoạt động, v.v...

4. Trong tháng Mười Một, một cuộc hành quân khác trong khu vực căn cứ 609, đã phá hủy khoảng 40 tấn gạo. Kho gạo được xử dụng rất bận rộn trong thời gian quân đội Bắc Việt, bao vây, tấn công trại LLĐB Dak Seang, và Ben Het thuộc liên đoàn 5 LLĐB/HK. 


TỐI MẬT

Đoàn xe vận tại của quân đội Bắc Việt bị sáu phi tuần phản lực F-100 tấn công. Ước tính khoảng 100 lính Bắc Việt bị chết vì trận oanh kích. Ngày 25 tháng Tư năm 1970, bộ TTM Quân Lực Hoa Kỳ chấp thuận cho phép oanh kích khu vực Alpha. Ngày 29 tháng Tư, chấp thuận cho phép xử dụng Pháo Binh trực thăng võ trang để tấn công. Ngày 5 tháng Năm 1970, bộ TTM/QL/HK không cho phép phi cơ oanh kích trên đất Miên. Các trận không yểm được báo cáo chỉ có trên tần số (Hành Quân) Salem House.



Dallas, TX. 

vđh






BÃI ĐÁP “NÓNG”
Sherman Batman, MSG RET. Edited by: Robert L. Noe, Cpt. MACVSOG  
 Lời giới thiệu: Đây là bức thư Sherman Batman viết, gửi cho Gerald Denison, toán biệt kích Ohio, và một biệt kích SOG ngồi ghế sau phi cơ quan sát “Covey”. Bức thư viết ngày 6 tháng Mười Hai năm 1999, kể lại chuyến xâm nhập của toán biệt kích Illinois.

  
        Tôi không còn nhớ bãi đáp đưa toán biệt kích xâm nhập, nhưng rất “nóng” (có địch quân nơi bãi đáp). Bãi đáp để cho toán Illinois xâm nhập là một khoảng trống giữa đám rừng, cây cao và rậm rạp, nên phải thả rơi từ trên một độ cao xuống. Tôi đã đặt chân xuống càng (chân) trực thăng, chuẩn bị nhẩy xuống, bên cạnh là người xạ thủ đại liên M-60 sẵn sàng nhả đạn.
        Nhưng khi nhìn vào bên trong hàng cây xung quanh bãi đáp. Chúa ơi! Tôi chưa từng thấy lính Bắc Việt đông như thế. Họ đang tiến ra chỗ chiếc trực thăng đang đáp xuống. Lập tức, tôi nhẩy vào bên trong trực thăng và cùng với người xạ thủ đại liên nổ súng. Viên phi công trực thăng cũng vội vàng kéo cần lái cho trực thăng bốc lên cao.
        Chuyến xâm nhập này, tôi đem theo Joel Haynes làm toán phó (1-1, One-One) cho tôi vì ông bạn James M. Tramel “lạnh cẳng” viện cớ đau răng không đi được. Điều này không hoàn toàn đúng, anh ta có hẹn đi nha sĩ ở Pleiku (bệnh viện của quân đội Hoa Kỳ) ngày hôm sau. Hôm đó, anh ta ngồi trên chiếc trực thăng phụ “bay theo” (chase), để chứng kiến cảnh toán biệt kích Illinois  “ị” ra quần nơi bãi đáp trực thăng.
        Trong lúc chiếc trực thăng “bốc” lên, tôi trông thấy khẩu đại liên .50 của địch bắn vào trực thăng. Người lính Bắc Việt xử dụng khẩu đại liên rất chính xác, anh ta cố tình “đem” chiếc trực thăng xuống cho một chuyến thăm viếng. Tôi chưa kịp thay băng đạn mới, chiếc trực thăng trúng nhiều viên đạn đại liên, tiếng đạn trúng vào trực thăng nghe rất rõ.
        Để trấn áp hỏa lực của địch, viên phi công, chuẩn úy Mehlman gọi trực thăng võ trang Cobra vào cứu, bắn xung quanh bãi đáp. Chiếc Cobra bay vào bắn hỏa tiễn làm cho địch im tiếng súng và chiếc trực thăng “slick” chở toán biệt kích bay thoát ra ngoài.
        Tôi ngồi dựa lưng vào thành máy bay, nghĩ lại những giây phút kinh hoàng vừa qua. Joel Haynes chìa mũi súng M-16 ra ngoài bắn xuống một phát, vỏ đạn nóng hổi văng vào người tôi. Theo phản ứng tự nhiên, tôi đứng bật dậy phủi áo cho vỏ đạn rơi xuống, rồi nhìn thấy cái bao tay của mình cũng đang từ từ rơi xuống mặt đất.
        Chiếc trực thăng trúng đạn lỗ chỗ khắp nơi, tôi không lo chỉ “tiếc rẻ” cái bao tay. Trước khi lên đường, tôi ghé nhà kho xin đôi bao tay mới. Bob Howard, một người rất nổi tiếng trên bộ chỉ huy Trung (CCC) Kontum, được thăng ba cấp bậc một lúc, từ trung sĩ nhất lên trung úy và sau đó được ân thưởng huy chương Danh Dự (Medal of Honor) cao quý nhất của người Hoa Kỳ. Bob nhắc nhở tôi “Batman! Đây là đôi bao tay thứ hai tôi cho anh trong vòng hai tuần lễ. Anh để mất nữa, về đây tôi sẽ đá đít!”... Tôi bật cười... Kỳ này về Bob Howard sẽ giết mình! Nhớ lại những lời của Bob Howard, làm tôi bớt lo, quên đi đám lính Bắc Việt nơi bãi đáp trực thăng.
        Câu chuyện chưa kết thúc ở đây. Chiếc trực thăng chở toán biệt kích Illinois vẫn phải bay về Việt Nam, đáp trong bãi đáp ngay trước cửa hầm quân y trên căn cứ hành quân tiền phương Dak To. Chiếc “slick” bay trên đầu ngọn cây khoảng 20 thước, hướng về biên giời Lào-Việt. Được khoảng hai phút, người xạ thủ đại liên M-60 vỗ lên đầu tôi, nói thật to (để át tiếng động cơ trực thăng) “Anh ta bị trúng đạn!”. Tôi đã “coi lại” những biệt kích quân trong toán của tôi, không ai “ăn đạn”, mặc dầu sàn trực thăng có nhiều lỗ đạn xuyên qua. Tôi lên tiếng “Ai bị trúng đạn?”. “Phi công”.
        “Như cứt!”. Tôi bỏ ba lô xuống sàn trực thăng, bước lên buồng lái. Viên phi công phụ (co-pilot, Peter pilot), chuẩn úy Gagnon ngồi ôm đùi phải bị trúng một viên đạn, khuôn mặt nhăn nhó vì đau đớn. Tôi lấy cuộn băng cá nhân ra, băng tạm cho anh ta. Tôi định chính cho anh ta thêm một mũi morphine cho bớt đau, nhưng anh ta không chịu... vẫn phải lo nhiệm vụ lái chiếc máy bay trực thăng.
        Lúc mới nghe anh ta từ chối chích morphine, tôi chưa hiểu. Nhìn qua phiá phi công chính, chuẩn úy Mehlman, tôi hiểu ngay. Anh ta “vi phạm” luật phi hành của tiểu đoàn 52 Không Trợ (trực thăng của Lục Quân cũng được gọi như cấp tiểu đoàn, đại đội...), bay vào bãi đáp mà không kéo lớp kính che mắt xuống. Hậu quả, bị nhiều mảnh kính trước trực thăng (bị đại liên 50 của địch bắn) vỡ văng đầy mặt và đầu, khuôn mặt anh ta đầy máu. Nặng nhất là một, hai mảnh trúng mắt trái, chẩy máu và không thể nhắm lại được. Tôi lấy dụng cụ cứu thương (First Aid) lau mặt cho anh ta. Tôi không dám đụng đến con mắt trái, lau máu dính con mắt bên phải còn tốt, rồi trấn an anh ta... chắc không có gì đâu.
        Cuối cùng chiếc trực thăng về đến Dak To, hai viên phi công được y tá đem cáng ra bãi đáp khiêng vào hầm quân y. Toán biệt kích Illinois “Trơì đánh không chết”, gồm có tôi, Joel Haynes, và mấy biệt kích quân Thượng, không một người bị xây xát, trầy da tróc vẩy, lên một trực thăng về bộ chỉ huy Trung ở Kontum.
        Tôi xem sơ qua chiếc trực thăng, bị trúng đạn nhiều, nhiều lắm! Ít hôm sau, tôi liên lạc với viên phi công chính Steve Mehlmam được cho biết, chiếc trực thăng bị trúng 137 viên đạn. Tôi nghĩ con số đúng, vì ngoài khẩu đại liên .50, còn biết bao khẩu AK đưa lên trời... tha hồ bắn vào chiếc trực thăng.
               
Phần trả lời, bổ túc của Denison.
        Hai câu chuyện đã xa xưa bao nhiêu năm. Tôi vẫn còn cảm thấy hào hứng. Trí nhớ của anh vẫn còn rất tốt. Tôi xin bổ túc một vài điều. Mục tiêu cho toán biệt kích Illinois xâm nhập hôm đó là I-6, một chuyến hành quân “khẩn cấp, gấp rút”, do đó anh bạn không có thì giờ bay thám thính, quan sát mục tiêu trước (Trước khi xâm nhập, người trưởng toán thường bay quan sát khu vục xâm nhập (mục tiêu) trước để chọn bãi đáp cho trực thăng thả toán biệt kích).
        Anh đã nhờ tôi trong buổi sáng hôm đó “Chọn cho tôi một bãi đáp tốt”, trước khi tôi ra phi trường Kontum để bay trên chiếc phi cơ thám thính “Covey” (ngồi ghế sau).  Nhiệm vụ của tôi đi bay trên chiếc “Covey” ngày hôm đó và tôi đã chọn “lỗ hổng” giữa đám rừng già để trực thăng thả rơi xuống trên bãi đáp. Tôi biết “lỗ hổng” hơi hẹp nhưng không ngờ “kẹt” như vậy.
        Tôi vẫn theo dõi “lỗ hổng” đó trước khi trực thăng đưa toán biệt kích Illinois vào, và mừng rỡ khi chiếc trực thăng từ từ hạ xuống “lỗ hổng”. Các trực thăng võ trang Cobra bay vòng bao vùng cho chiếc “slick” chính bay vào... Tiếp theo là những tiếng đạn nổ vang trời như điạ ngục. Theo lời phi hành đoàn kể lại, chiếc trực thăng bị trúng 139 viên đạn, trong đó 59 viên là đạn đại liên .50... Ô! hấp dẫn lắm!

Dallas, TX.
vđh


BẮN GIẾT TRÊN ĐẤT LÀO
John "Tilt" Stryker Meyer, One Zero of Spike Team Idaho

        Nhiệm vụ cho toán biệt kích Idaho rất rõ ràng, nhưng sự thật không đơn giản như thế. Đầu tháng Mưòi Một năm 1968, những toán biệt kích SOG trên căn cứ hành quân tiền phương 1 (FOB-1, Phú Bài) đều nếm mùi “bầm dập”. Những toán biệt kích SOG trong hành quân “Prairie Fire” (Cánh Đồng Lửa) trên đất Lào đều công nhận... rất khó xâm nhập.
        Quân đội Bắc Việt đã tổ chức, huấn luyện thêm các đơn vị “săn biệt kích”, và đưa thêm vào đất Lào nhiều đại bác phòng không 37 ly bắn trực thăng rất công hiệu. Ngoài ra địch quân cho người canh gác những chỗ trực thăng có thể đáp để thả biệt kích xâm nhập. Tuy nhiên, sĩ quan hành quân (S-3) trên những căn cứ hành quân tiền phương vẫn phải tìm cách đưa những toán biệt kích SOG xâm nhập khu vực hành quân Prairie Fire, để lấy tin tức.
        Tin tức tình báo cho biết, quân đội Bắc Việt có hơn 40000 quân bảo vệ hệ thống đường mòn HCM trên đất Lào. Địch quân xử dụng những con đường bí mật này, xuyên qua rừng núi, đưa quân cùng với đồ trang bị, tiếp vận vào miền nam Việt Nam.
         Quân đội Bắc Việt càng ngày càng gia tăng sự hiện diện của họ trên đất Lào, do đó giới chức trong Saigon cũng muốn lấy được những tin tức chính xác về các hoạt động của địch trên đất Lào. Trên căn cứ hành quân tiền phương Phú Bài, vài ngày trước khi toán biệt kích Idaho bốc thăm trúng mục tiêu “Echo 8”, toán Idaho đã nổi tiếng về kỷ lục “bắn giết” trên nhiều bãi đáp để xâm nhập. Nhiều nhất trong các toán biệt kích.
        Phá kỷ lục, chưa ai để ý đến con số, đó là những kinh nghiệm rất nản chí và nguy hiểm. Là người trưởng toán biệt kích, buổi sáng tôi sẽ đi bay thám sát mục tiêu trên chiếc phi cơ thám thính O-1 “Covey”, nếu đủ thời gian, tôi sẽ chọn bãi đáp để xâm nhập, bãi chính, bãi phụ, bãi phụ 2, v.v... Sau đó toán biệt kích SOG sẽ lên trực thăng H-34 “Kingbees”, phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam biệt phái làm việc cho đơn vị SOG, bay đến bãi đáp chính, rồi bị địch bắn ngay tại bãi đáp, phải bay đến bãi đáp phụ... cũng bị địch bắn lên... Thêm một điều nữa, từ căn cứ hành quân tiền phương đến khu vực hành quân Prairie Fire xa, nên phải bay về Phú Bài (FOB-1) lấy thêm nhiên liệu, ăn trưa, rồi bay trở lại Prairie Fire... và cứ thế.
        Sau bốn ngày liên tục “bắn giết ngay trên bãi đáp”, toán biệt kích Idaho đã chán ngấy. Trong ngày thứ tư, toán biệt kích đã bị “xua đuổi” trên các bãi đáp cả buổi sáng, phải bay về căn cứ hành quân tiền phương Phú Bài. Trong khi chúng tôi đang ăn trưa, sĩ quan hành quân S-3 đến cho biết một mục tiêu khác “Echo-8”. Sau khi nhận lệnh hành quân mới, tôi đi tìm phi công “Covey” báo tin cho anh ta, trung sĩ nhất Robert J. “Spider” Parks.
        Lúc đó “Spider” đang đấu láo, đùa giỡn với các bạn trong câu lạc bộ. Khi tôi báo tin mục tiêu mới “Echo-8”, nụ cười biến mất trên khuôn mặt Parks, lên tiếng báo động “Nhớ chuyện gì đã xẩy ra cho Lane không! Cẩn thận, địch quân đang chờ đợi. Đến bây giờ vẫn chưa biết, chuyện gì đã xẩy ra cho anh ta”.
        Lane đây là trung sĩ nhất Glenn Lane, năm 1968 anh ta là trưởng toán biệt kích Idaho, xâm nhập vào mục tiêu Whisky-2 cách Echo-8 vài cây số. Sau khi vào mục tiêu, người hiệu thính viên báo cáo là mọi chuyện êm xuôi (OK!). Không ngờ đó cũng là những lời báo cáo cuối cùng của toán biệt kích SOG. Liên tiếp, hai, ba ngày sau, phi cơ thám thính “Covey” bay bao vùng đi tìm, cố gắng liên lạc với toán biệt kích, nhưng không ai lên máy truyền tin trả lời. Bỗng dưng toán biệt kích Idaho biến mất.
        Tiếp theo, Bộ Chỉ Huy Bắc (CCN) cho toán biệt kích Oregon nhẩy vào với nhiệm vụ “Bright Light” (tìm kiếm, giải cứu, thâu hồi tử thi). Các toán biệt kích SOG (Hoa Kỳ) trong Bộ Chỉ Huy Bắc thường có tên những tiểu bang ở Hoa Kỳ: Idaho, Oregeon... Các toán trên Bộ Chỉ Huy Trung (CCC) có tên là những dụng cụ như: Hammer, Sickle... Các biệt kích trong nhiệm vụ “Bright Light” trang bị hỏa lực mạnh mẽ, để đối đầu với địch quân. Họ không đem theo đồ ăn, vì không phải “nằm vùng” để dò thám. Nhiệm vụ “Bright Light” rất rõ ràng, đi tìm các quân nhân (xác) Hoa Kỳ và đem về. Toán biệt kích Oregon nhẩy vào bị quân đội Bắc Việt tấn công dữ dội. Khi trực thăng vào cứu được toán Oregon đem về, người nào cũng bị thương.
        Không một ai nghe nói đến toán biệt kích Idaho. Hai tuần lễ sau, “Spider” được trao cho nhiệm vụ 1-0 (One-Zero, trưởng toán), toán biệt kích Idaho mới xây dựng lại, còn tôi trở thành 1-2 (One-Two) nhân viên truyền tin. Trong năm 1968, đơn vị SOG bị tổn thất nhiều, đến tháng Mười Một, “Spider” được lái máy bay thám thính “Covey”, còn tôi lên làm trưởng toán (1-0) biệt kích Idaho.
        Nghe lời báo động của “Spider”, tôi nhắc lại cho toán viên trong toán biệt kích. Cặp mắt của biệt kích quân tên Sáu mở to ra khi tôi chỉ tay vào mục tiêu trên tấm bản đồ “Number Ten, hạng bét, nguy hiểm”. Sáu là biệt kích quân trong toán Idaho dưới thời Lane, nhưng may mắn không đi chuyến định mệnh đó. Ăn bữa trưa xong, chúng tôi lên chiếc trực thăng “Kingbees” bay về hướng tây. Sự mất tích của Lane cùng toán biệt kích Idaho vẫn còn ám ảnh trong đầu tôi.
        Trên đường đến mục tiêu, “Spider” báo cho tôi biết, tìm được một bãi đáp trên sườn núi. (phi cơ thám thính thường bay vào vùng trước để quan sát, “Spider” đã từng là cựu trưởng toán biệt kích Idaho). Mặc dầu đã lên làm trưởng toán biệt kích (1-0), nhưng tôi vẫn theo thói quen, mang máy truyền tin cho toán Idaho. Nhiều nhân viên truyền tin thiếu kinh nghiệm đã “điều không” lầm vào quân bạn.
        Tôi ngồi ngay cửa trực thăng để nhìn xuống quan sát, Shore ngồi bên cạnh. Khi viên phi công “Kingbees” trông thấy bãi đáp, anh ta “thả rơi” chiếc trực thăng già nua H-34 xuống từ trên cao, như đầu một con ngỗng gục chết.
        Khi còn cách mặt đất khoảng 100 thước, viên phi công mới điều khiển chiếc trực thăng ngừng lại rồi đáp xuống. Toán biệt kích Idaho nhanh chóng nhẩy ra, tôi quan sát xung quanh bãi đáp xem có mìn bẫy! trong khi Shore đảo mắt quan sát hàng cây cao xung quanh bãi đáp trực thăng. Lần đầu tiên trong bốn ngày qua, chúng tôi mới xuống đất mà không bị tiếng súng địch xua đuổi cũng như mìn bẫy.
        Trước mặt là khu rừng thưa, có vẻ trống trải, tôi ra lệnh cho toán biệt kích dàn hàng ngang, di chuyển lên núi. Sáu nhắc nhở mọi người phải xóa dấu chân của mình, vì không có ai đi sau lưng. Thay vì di chuyển chậm trong cánh rừng rậm rạp, tôi cho lệnh tiến nhanh lên đỉnh núi, rồi báo cho chiếc “Covey” biết toán biệt kích OK.
        Bình thường, khi nhận được tín hiệu “OK”, chiếc phi cơ quan sát “Covey” (FAC) lặng lẽ rời khu vực hành quân xâm nhập. Nhưng “Spider” đã từng là trưởng toán Idaho nên cho chúng tôi một “đặc ân”. Anh ta cho biết, bay đến khu vực xâm nhậm của một toán biệt kích khác, phát xuất từ Mai Lộc (Quảng Trị), khoảng một tiếng đồng hồ sẽ quay trở lại, nếu toán Idaho “OK” lần nữa mới thực sự bay về căn cứ hành quân tiền phương Phú Bài. Để bảo mật cho toán biệt kích, vấn đề liên lạc truyền tin phải được giữ tối thiểu, “OK” thường là bấm vào combinet máy PRC-25 hai cái thật nhanh.
        Tôi muốn tránh xa bãi đáp trực thăng thật nhanh. Cả toán biệt kích dàn hàng ngang, cứ thế leo núi khoảng một tiếng đồng hồ, rồi mới trở về đội hình bình thường, một hàng dọc. Cho đến lúc đó, chúng tôi vẫn chưa ngừng lại nghỉ mệt, và phải leo núi nên người nào cũng “thở dốc”. Đỉnh núi vẫn còn xa, tôi hy vọng lên đến nơi sẽ nghỉ ngơi và đóng quân đêm.
        Toán biệt kích di chuyển được khoảng 1:25 phút, Sơn là người dẫn đầu, Sáu kế tiếp, ngừng lại ra thủ hiệu, có con đường mòn trước mặt. Cả toán biệt kích dừng lại, cũng là dịp để lấy lại hơi thở, trong khi Sơn và Sáu bò lên phiá trên quan sát.
        Vài phút sau, Sáu quay trở lại báo cáo. Một tin vui, có lính Bắc Việt đi “tà tà” trên lộ trình hướng đông-tây ngang con đường, trang bị tiểu liên AK-47. Anh ta nói với người thông ngôn Hiệp là có lẽ địch quân chưa biết có toán biệt kích xâm nhập (thái độ tà tà). Tin xấu là “con đường mòn” rất rộng như xa lộ, hai xe Molotova có thể chạy ngược chiều cùng lúc.
        Phiá bên kia đường có nhiều trụ căng dây điện thoại. Tôi muốn cả toán biệt kích băng qua bên kia đường thật nhanh. Sáu di chuyển qua hướng đông, tôi qua hướng tây, giữ an ninh cho mọi người băng qua đường. Mọi chuyện diễn ra êm xuôi, tôi ra lệnh cho toán biệt kích tiếp tục di chuyển lên trên khoảng 100 thước. Sáu leo lên một trụ căng dây điện thoại đặt máy nghe lén,  Shore, Sơn và Tuấn đi xuống đặt mìn bẫy trên con đường. Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ cho nổ ba qủa mìn Claymore trên con đường để giết nhiều địch quân, một miếng C4 plastic đặt trong hàng cây cách con đường khoảng 6 bộ, sức nổ đủ mạnh làm những những tên sống sót bất tỉnh (muốn bắt sống tù binh).
        Đơn vị MACV-SOG đã hứa, toán biệt kích nào bắt sống được tù binh đem về sẽ được thưởng tiền và năm ngày phép ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Tôi và Shore ngồi mơ mộng đến những ngày nghỉ phép, trong khi Sáu và Hiệp lo nhiệm vụ để ý máy nghe lén điện thoại. Chúng tôi ngồi trên một độ cao lưng chừng núi, quan sát con đường ở dưới, chợt một toán quân Bắc Việt đang đi trên con đường, trong đó có sĩ quan. Họ bước đi rất thản nhiên, không biết đang bị một toán biệt kích theo dõi, với ý định bắt sống một người.
        Lúc đó trên bầu trời, phi cơ thám thính “Covey” đã quay trở lại, tôi vui mừng báo cho “Spider” biết, gọi “Kingbees” chuẩn bị và cho biết giờ giấc việc tác xạ tập trung trên bãi đáp chính, vì chúng tôi hy vọng sẽ đem về tù binh... Rồi chuyện kế tiếp diễn ra không như ý. Từ trên chiếc “Covey”, “Spide” trông thấy trên mặt đất có điều gì đang xẩy ra, báo động.
-          Không được di chuyển! Không cử động! Nín thở! Đánh rắm cũng không được. Đừng làm gì cả!
        Trước khi tôi tôi kịp hỏi, có chuyện gì! “Spider” nói tiếp.
-          Tôi đang bay cao 10000 bộ, không trông thấy bạn, không thấy cả ngọn núi. Giữ bình tĩnh và đừng làm gì cả. Tránh nổ súng, cho đến khi trời quang đãng.
        Lúc đó trời bỗng trở nên tối, nhiều đám mây từ đâu bay đến che phủ bầu trời. Mọi người trong toán biệt kích Idaho nghe tiếng xe tăng (tanks) của địch di chuyển nơi hướng bắc, và tiếng chó sủa nơi hướng bãi đáp trực thăng. Rồi dường như địch quân báo động, lính Bắc Việt đang đi tà tà trên đường, bắt đầu chạy.
        Thêm một tiểu đội lính Bắc Việt di chuyển ngang qua, rồi rẽ về hướng tây. Tôi nhớ lại toán biệt kích Idaho do Lane chỉ huy trước đây, những lời dặn dò của “Spider”. Không được di chuyển, đừng làm gì cả!
        Vài phút sau, tôi nghe một tiếng súng bắn báo hiệu về hướng toán biệt kích đang bố trí. Tiếng súng của người lính Bắc Việt nào đó đang đi lùng chúng tôi, và có lẽ con chó đã đánh hơi được toán biệt kích. Tôi bắt buộc phải cho toán biệt kích di chuyển, càng xa càng tốt.
        Tôi ra lệnh bỏ cuộc phục kích, cắt dây mìn Claymore. Tôi dặn Sáu tiếp tục để ý máy nghe lén, rồi kéo xuống, thâu hồi trước khi di chuyển. Tiếng xe tăng địch lúc nẫy nơi hướng bắc, bây giờ đổi qua hướng tây, tôi ra lệnh cho toán biệt kích đi theo hướng đông. Trước khi di chuyển, Cầu rắc thật nhiều hạt tiêu nơi toán biệt kích bố trí để “gây khó khăn” cho mũi con chó săn.
        Chúng tôi tiếp tục theo sườn núi đi về hướng đông, đi mãi vẫn chưa hết ngọn núi hùng vĩ. Đến khoảng 6:00 giờ chiều, chúng tôi băng qua một thác nước nhỏ trên núi đổ xuống. Đi được khoảng mười lăm phút nữa, toán biệt kích tạm dừng lại nghỉ lấy sức. Vì trời nhiều mây nên bắt đầu tối, nhưng Sáu với hơn 5 năm trong đơn vị SOG, nói vẫn phải tiếp tục di chuyển.
        Khi trời tối hẳn, toán biệt kích Idaho đã hết “xíu quách”, vừa ướt vừa đói. “Spider” cho biết, thời tiết trở nên xấu hơn. Tiếp tục đi, chúng tôi nghe tiếng động cơ xe vận tải Molotova của quân đội Bắc Việt nơi hướng nam, trên con đường chúng tôi định tổ chức phục kích, bắt sống tù binh. Sáu leo lên một cây cao quan sát, rồi trở xuống báo cáo. Xe Molotova chở lính Bắc Việt đến đúng chỗ toán biệt kích định phục kích, rồi dàn hàng ngang tiến lên với đèn đóm đi lùng toán biệt kích mà họ biết đang ở trong khu vực.
        Chúng tôi chia ca ăn cơm tối thật nhanh rồi tìm chỗ bố trí ngủ qua đêm. Đến khoảng 1:30 phút sáng, Sáu đánh thức cả toán biệt kích dậy, anh ta trông thấy lính Bắc Việt cầm đèn đang di chuyển vế hướng toán biệt kích. Nhưng sau đó, những ngọn đèn hết dầu và toán lính Bắc Việt phải quay trở về.
        Khi tia nắng đầu tiên của buổi bình minh nhô lên, toán biệt kích Idaho di chuyển theo hướng đông bắc lên đỉnh núi. Leo núi cả ngày, tôi có cảm tưởng ngọn núi này lớn nhất trên mặt đất. Khi lên đến đỉnh núi, lúc đó đã hết nắng, trời bắt đầu tối. Chân tay người nào cũng rã rời, tôi mở máy, liên lạc với “Bat Cat”, danh hiệu chiếc phi cơ chỉ huy, bay bao vùng hành quân Prairie Fire 24 tiếng đồng hồ trong ngày. Tôi báo cho “Bat Cat” biết, chúng tôi sẽ nằm trên đỉnh núi cả ngày nếu thời tiết không trở nên tốt hơn. Sau đó tôi gửi tín hiệu “OK” cho “Spider”.
        Đến 7:00 giờ sáng hôm sau, tôi ra lệnh cho Sáu và Sơn đi tìm dấu vết chiến xa của địch mà toán biệt kích nghe được hôm mới xâm nhập, Shore và Tuấn đi tìm suối để lấy nước uống cho cả toán.
        Sơn và Sáu đi mấy tiếng đồ hồ, quay trở lại báo cáo, trông thấy toán đi tìm dấu vết biệt kích và nghe tiếng chó sủa. Toán biệt kích phải di chuyển, trước sau gì, chó cũng đánh hơi được toán biệt kích xâm nhập. Muời phút sau, chúng tôi di chuyển xuống phiá nam của ngọn núi. Đi xuống được khoảng 1000 thước, toán biệt kích đổi hướng đi theo hướng tây. Chúng tôi đi băng qua nhiều con đường mòn mới xây không có trên bản đồ, nhưng đã được xử dụng qua lại rất thường, mặt đường đất bị nén xuống. Khi trời bắt đầu tối, toán biệt kích Idaho đến một triền núi, có nhiều tảng đá lớn, rất tốt cho vấn đề phòng thủ nên bố trí đóng quân đêm.
        Sáng hôm sau, “Covey” đã lên bao vùng sớm, tôi báo cáo và yêu cầu được triệt xuất càng sớm càng tốt. Sáu leo lên một cây cao, dùng gương (kính) soi để “Covey” xác định điểm đứng chính xác của toán biệt kích. Từ trên cao “Spider” chỉ điểm cho chúng tôi một bãi đất trống, có thể làm bãi đáp cho cuộc triệt xuất.
        Khoảng 30 phút sau, “Spider” báo tin cho chúng tôi biết, thời tiết đã quang đãng nên sĩ quan hành quân S-3 trên căn cứ hành quân tiền phương Phú Bài ra lệnh, thả thêm một toán biệt kích khác vào vùng trước khi triệt xuất toán Idaho. Chúng tôi phải chờ...
        Toán biệt kích di chuyển, tìm ra bãi đáp khoảng 9:00 giờ sáng, và bố trí chờ được triệt xuất. Tôi được biết, lúc đó có một toán biệt kích hoạt động trong vùng Pairie Fire chạm địch, bị tổn thất và được ưu tiên triệt xuất khẩn cấp. Trong khi đó toán biệt kích SOG thứ hai đã xâm nhập vào mục tiêu “Echo-8” thay cho chúng tôi.
        Khoảng 11:00 giờ trưa, toán biệt kích kia đã được triệt xuất, “Spider” quay trở lại làm việc với toán biệt kích Idaho. Đó là lần đầu tiên, chúng tôi được trực thăng thuộc sư đoàn 101 Nhẩy Dù Hoa Kỳ vào “bốc” đưa về căn cứ hành quân tiền phương Phú Bài.
        Về đến Phú Bài, tôi được một vị thiếu tá trong ban hành quân S-3 “nhai” (chew, xài xể), cho là tôi chết nhát, chưa gì đã hoảng hốt. Tôi phân bua về toán biệt kích của Lane trước đây, về tiếng chó sủa... Ông ta không cần biết, ra lệnh cho toán biệt kích Idaho chuẩn bị cho chuyến xâm nhập ngày hôm sau tại một mục tiêu khác. Có lẽ ông thiếu tá S-3 này điên khùng, hay là ông ta thuộc về phe địch. Tôi tin rằng ông ta chưa từng trông thấy một người lính Bắc Việt. Ngày hôm sau, toán biệt kích Idaho tái diễn chuyện “bắn giết trên bãi đáp” năm lần.

Dallas, Texas 
vđh


CHIẾN DỊCH THUNDER CLOUD
Dr. Warren W. Williams

        Chiến dịch Thunder Cloud là một hoạt động bí mật, trong Hành Quân 35 (Ngoại Biên) của đơn vị SOG. Người Hoa Kỳ dụ dỗ, tuyển mộ, huấn luyện những tù, hàng binh Bắc Việt để làm việc cho họ, chống lại miền bắc. Tôi là cấp chỉ huy đầu tiên (tình nguyện) và được vị chỉ huy trưởng đơn vị SOG bổ nhiệm chính thức. Tôi đã bắt đầu làm việc, tổ chức chương trình Thunder Cloud từ con số không.
        Tất cả những thanh niên (quân nhân) đẹp trai, tôi tuyển mộ đều là những cựu binh sĩ trong quân đội Bắc Việt. Chúng tôi tổ chức họ ra làm bốn toán ba người, mặc quân phục lính Bắc Việt, với đầy đủ vũ khí, trang bị, y hệt một người lính trong đơn vị chính quy từ miền bắc vào. Chúng tôi tạo cho họ một “vỏ bọc” (câu chuyện), và giấy tờ giả mạo để xác nhận sự hiện diện của họ trong khu vực hoạt động mà chúng tôi trao phó cho họ. Chúng tôi cho họ đem theo (che dấu, ngụy trang) máy truyền tin, máy chụp ảnh, bản đồ và quyển sổ nhỏ để ghi chép.
        Sau đó, họ được trực thăng đưa vào khu vực hoạt động ấn định trước. Từ đó, họ sẽ lội bộ trong rừng hay trên đường mòn, cho đến khi gặp quân địch (lính Bắc Việt). Lúc đó họ sẽ tìm cách làm quen, ngủ tạm qua đêm (đang trên đường đi công tác) trong một binh trạm của địch. Những tin tức họ góp nhặt được, đem về rất đặc biệt và có giá trị. Đến lúc triệt xuất đem họ về (chuyện này hơi gay cấn), chúng tôi phải có ba hoặc bốn kế hoạch phòng hờ.
        Trong những chuyến “xâm nhập” đầu tiên, tôi băn khoăn, có thể tin được những cựu chiến binh Bắc Việt này không? Nếu có điều gì sơ xẩy, tôi là kẻ đứng trong vũng bùn.
        Mấy ông bạn civil cũ của tôi chắc cũng ngạc nhiên, trường hợp ngoại lệ... không theo một “tần số” làm việc nào cả, khi đưa mấy ông cán binh Bắc Việt về Saigon thử máy polygraph (nói thật). Tôi xin Không Quân một chuyến bay đặc biệt chở mấy anh lính Bắc Việt vào Saigon, họ ngạc nhiên, thích thú khi được nhìn thấy tận mắt sự đồ sộ, rộng lớn của thành phố Saigon.
        Trong những chuyến đưa họ xâm nhập vào khu vực, hoặc triệt xuất, tôi thường ngồi trên trực thăng H-34 phụ, bay theo (chase) do phi hành đoàn Việt Nam lái, biệt phái cho đơn vị SOG, có danh hiệu là “King Bee” (phi đoàn 219). Trong những chuyến triệt xuất, chúng tôi sẽ liên lạc với toán “Thunder Cloud” trước, rồi trực thăng bay vòng vòng cho đến khi nhìn thấy toán ở duới. Những lúc đó rất nguy hiểm, vì đang ở trong lòng địch, trên đất Lào hoặc Cambodia. Trực thăng đã ăn đạn nhiều lần, do lính Bắc Việt trông thấy bắn lên máy bay.
        Không một người nào trong toán “Thunder Cloud” biết tiếng Anh, tôi cũng không muốn dậy cho họ, để họ vẫn còn nét nguyên thủy của người lính Bắc Việt, từ miền bắc vào trong nam. Sau khi đã nhìn thấy toán “Thunder Cloud”, viên phi công Việt Nam sẽ bay hướng dẫn họ di chuyển đến một hố bom, một cù lao giữa giòng suối, giòng sông, hay một điểm nào đó mà trực thăng đáp xuống được. Lúc đó tôi phải đứng ngay cửa, đưa tay lên vỗ vai người xạ thủ đại liên để trấn an anh ta, đừng bắn lầm. Toán “Thunder Cloud” giống... y chang, mà thực sự là vậy! Và ngay cả chính tôi cũng phải nhìn thật gần mới nhận ra được anh lính Bắc Việt nào “của mình”.
        Họ là những người trẻ, rất can đảm... Tôi nghĩ rằng, đó là một “hân hạnh” được làm việc với họ. Chúng tôi thâu thập được nhiều tin tức rất quan trọng, rất có giá trị về các đơn vị chính quy Bắc Việt xâm nhập vào miền nam. Khi tôi trở về Hoa Kỳ, chúng tôi đang huấn luyện cho họ về kỹ thuật điều chỉnh phi cơ oanh kích, không rõ đã đi đến đâu!
        Trong thời gian điều khiển chương trình “Thunder Cloud”, tôi có một người hạ sĩ quan phụ tá, trung sĩ Ken Greenwood, vừa mới từ trần trong căn cứ Fort Bragg (BCH LĐ5/LLĐB/HK). Tôi và Ken có nhiều kỷ niệm, anh ta là một quân nhân LLĐB xuất sắc.

Theo tài liệu: http://www.macvsog.cc/operation_thundercloud.htm
Dallas, TX. May 8, 2010
vđh


BIỆT KÍCH SOG HOẠT ĐỘNG
Trong Tháng Mười 1967
 HÀNH QUÂN DANIEL BOONE. Tuần lễ từ: 7 – 13/10/1967.

        Có hai toán biệt kích hoạt động trong thời gian soạn bản báo cáo này. Một trong hai toán xâm nhập vào đất Miên. Bản báo cáo này bao gồm phần tóm lược những hoạt động của hai toán xâm nhập từ tuần lễ trước nhưng vẫn chưa triệt xuất.

1. Toán biệt kích Nail được thả xuống khu vực sát biên giới, gần mục tiêu Sierra-50, vào ngày giờ 030730Z tháng Mười (030730Z – Ngày giờ đã được mã hóa), khu vực có toạ độ YA559510. Toán biệt kích khám phá hai mươi căn chòi lớn tại toạ độ YA561514, khu vực rộng lớn có thể chứa cấp đại đội. Tại tọa độ YA557524, toán biệt kích nghe tiếng động khoảng 15, 20 địch quân di chuyển trên đường mòn toạ độ YA556535. Toán quân địch nói chuyện bằng một ngôn ngữ lạ mà một toán viên tin rằng đó là tiếng Pháp. Ngày hôm sau, toán biệt kích trông thấy ba địch quân khác đi trên con đường mòn, mặc quân phục, nón cối và võ trang tiểu liên AK-47. Quần áo cũng như ba lô đeo sau lưng ba địch quân có vẻ mới. Cả ba tên nói chuyện bằng ngôn ngữ nghe được ngày hôm qua. Một người trong toán biệt kích bị đau ốm, nên toán di chuyển đến tọa độ YA565532, và được trực thăng đến triệt xuất lúc 050702Z tháng Mười (Ngày giờ đã được mã hóa). Toán biệt kích đã xâm nhập vào đất Miên, nhưng không đến mục tiêu. Mục tiêu này sẽ được thay thời khóa biểu khác.

2. Toán biệt kích Awl được thả xuống khu vực sát biên giới, gần mục tiêu Lima-50, tại tọa độ YA723995 vào ngày giờ 060315Z (đã được mã hóa). Di chuyển ra khỏi bãi đáp chừng hai mươi thước, toán biệt kích bất ngờ chạm địch. Họ nổ núng giết chết một địch quân, một tên khác bị thương. Toán tuẫn tiễu của địch có khoảng 10, 15 tên, toán biệt kích rút lui trở về bãi đáp, gọi phi tuần lên oanh kích và yêu cầu được triệt thoái khẩn cấp. Toán biệt kích lấy được khẩu AK-47 cùng với ba lô của tên địch bị trúng đạn chết. Toán biệt kích được trực thăng cấp cứu vào “bốc” tại tọa độ YA723995 trên phần đất nam Việt Nam lúc 071120Z (ngày giờ đã được mã hóa) trong tháng Mười năm 1967. Tất cả sáu phi tuần phản lực được gọi đến yểm trợ việc cứu toán biệt kích Awl, và thêm bốn phi tuần trực thăng võ trang lên đánh phá khu vực xung quanh bãi đáp, kết qủa có thêm khoảng 7 địch quân chết hoặc bị thương vì những đợt oanh kích. Toán biệt kích vẫn chưa xâm nhập qua đất Miên. Mục tiêu Lima-50 được sắp xếp trong thời khóa biểu khác.

3. Toán biệt kích Plane được đưa đến bãi đáp trên phần đất nam Việt Nam, gần mục tiêu Uniform-50, tọa độ YB730140 ngày giờ 070655Z (đã được mã hóa) trong tháng Mười năm 1967. Toán biệt kích quan sát dấu chân một người vẫn còn mới di chuyển từ hướng tây bắc xuống đông nam. Khi toán biệt kích di chuyển ra khỏi bãi đáp, họ nghe nhiều tiếng động do những cây tre bị vỡ và những bụi cây rung chuyển như có người ẩn nấp bên trong. Toán biệt kích Plane tiếp tục di chuyển lên hướng tây bắc, nhưng vẫn nghe được những tiếng động của những cây tre bị vỡ hoặc gẫy. Lo ngại đã bị địch quân theo dõi, toán biệt kích quay trở lại bãi đáp và yêu cầu triệt xuất. Toán biệt kích được hai trực thăng võ trang Cobra cùng với trực thăng chở quân vào “bốc” lúc 071120Z (ngày giờ đã được mã hóa). Có tiếng súng địch bắn lên trực thăng, và hai trực thăng võ trang bắn trả lại. Tổn thất về phiá địch không rõ. Toán biệt kích Plane vẫn chưa xâm nhập qua đất Miên. Mục tiêu Uniform-50 sẽ được cho vào thời khóa biểu khác.

4. Toán biệt kích Miter được đưa vào bãi đáp trên phần đất Việt Nam, gần mục tiêu Charlie-52, tại tọa độ YA553592 trong tháng Mười năm 1967. Toán biệt kích xâm nhập qua đất Miên đến mục tiêu Charlie-52 thám sát. Toán biệt kích rất thành công trong việc dò thám và vẫn còn hoạt động tại mục tiêu khi soạn bản báo cáo này.



HÀNH QUÂN DANIEL BOONE. Tuần lễ từ: 14 – 20/10/1967.

        Có hai toán biệt kích hành quân xâm nhập qua đất Miên trong thời gian soạn thảo bản báo cáo này. Ngoài ra thêm một toán đã xâm nhập, hoạt động trên đất Miên trước khi bản báo cáo hàng tuần (trước) được đúc kết.

1. Toán biệt kích Miter được đưa vào bãi đáp trên phần đất Việt Nam, gần mục tiêu Charlie-52 trên đất Miên, tại tọa độ YA553593, lúc 110730Z (ngày giờ đã được mã hóa) trong tháng Mười năm 1967. Toán biệt kích Miter tìm thấy một căn chòi bỏ trống tại tọa độ YA55----, ngoài ra có một chuồng nuôi gia súc, xung quanh có chông gai. Cả hai đều bị hư hại, đã không xử dụng hơn bốn tháng. Tại tọa độ YA540589, toán biệt kích khám phá một trạm đóng quân dã chiến cấp trung đội của địch. Trạm này cũng đã bị bỏ hoang, đang mục rã, toán biệt kích tìm thấy khoảng 20 sàn tre để ngủ, 4 bàn ăn và 15 hầm trú ẩn. Tất cả đều bỏ hoang, không được xử dụng khoảng ba, bốn tháng. Tại tọa độ YA532580, toán biệt kích tìm thấy một hầm trú ẩn đã bị hư hại. Tiếp theo toán biệt kích khám phá một trại binh nhỏ của địch, với sáu căn nhà. Vào ngày 120730Z (ngày giờ đã được mã hóa), toán biệt kích Miter nghe hai tiếng súng trường của địch trong khu vực có tọa độ YA542601. Toán biệt kích di chuyển ra hướng tây nam đến toạ độ YA548598 và yêu cầu được triệt xuất vào lúc 131030Z (ngày giờ đã được mã hóa) trong tháng Mười năm 1967. Những phi công bay yểm trợ cuộc triệt xuất toán biệt kích Miter báo cáo trông thấy hầm hố, công sự chiến đấu của địch trên phần đất Việt Nam tại tọa độ YA567584. Hai phi tuần không quân chiến thuật được điều động đến đánh các mục tiêu, kết qủa không rõ.

2. Toán biệt kích Awl được đưa đến bãi đáp trên phần đất nam Việt Nam gần mục tiêu India-50 tại tọa độ YB715051 vào lúc 160640Z (ngày giờ đã được mã hóa) trong tháng Mười năm 1967. Toán biệt kích báo cáo tìm thấy vị trí địch quân tại các tọa độ: YA697037, YB691035, YB690034, YB687039, YB681042, YB683036 và YB680030. Những chi tiết về đơn vị địch bao gồm sức mạnh của địch chưa được liệt kê trong bản báo cáo này, sẽ có đầy đủ chi tiết trong bản báo cáo tuần sau. Toán biệt kích đã rút về đến phần đất Việt Nam đang chờ triệt xuất khi bản báo cáo tuần này được soạn thảo.

3. Toán biệt kích Plane được đưa vào bãi đáp trong phần đất Việt Nam gần mục tiêu Sierra-50 lúc 19--20Z (ngày giờ đã được mã hóa) tháng Mười năm 1967. Toán biệt kích tìm thấy một con đường mòn, được xử dụng thường xuyên tại tọa độ YA557552. Toán biệt kích Plane đã xâm nhập vào đất Miên, đang hoạt động trong khu vực lân cận mục tiêu Sierra-50 khi bản báo cáo này được soạn thảo.



HÀNH QUÂN DANIEL BOONE. Tuần lễ từ: 21 – 27/10/1967.

        Có tất cả bốn toán biệt kích hoạt động trong thời gian soạn thảo bản báo cáo này. Ba toán đã xâm nhập vào đất Miên, một toán đã được triệt xuất khi vẫn còn trên phần đất Việt Nam vì lý do hai toán viên bị thương trên đường xâm nhập. Bản báo cáo tuần này bao gồm thêm hai toán đã xâm nhập nhưng vẫn chưa triệt xuất trong bản báo cáo kỳ trước.

1. Toán biệt kích Awl được đưa đến bãi đáp trên phần đất nam Việt Nam, gần mục tiêu India-50, tọa độ YB721049 lúc 160600Z (ngày giờ đã được mã hóa) trong tháng Mười năm 1967. Trong thời gian hoạt động trong khu vực lân cận mục tiêu India-50, toán biệt kích khám phá sáu vị trí đóng quân cấp tiểu, trung đội của địch dọc theo đường biên giới, từ tọa độ YB710053 đến YB704028. Trong khu vực có tọa độ YB685037, toán biệt kích Awl khám phá bẩy vị trí đóng quân cấp tiểu đoàn hoặc lớn hơn của địch. Toán biệt kích di chuyển bí mật trong khu vực của địch, trở về phần đất nam Việt Nam an toàn và được triệt xuất tại tọa độ YB721049 lúc 220425Z (ngày giờ đã được mã hóa).

2. Toán biệt kích Plane được đưa vào bãi đáp trong phần đất nam Việt Nam, gần mục tiêu Sierra-50, tọa độ YA574556 lúc 190120Z (ngày giờ đã được mã hóa) trong tháng Mười năm 1967. Toán biệt kích khám phá hai binh trạm cũ, đã bỏ hoang của địch trong khu vực gần bãi đáp. Toán biệt kích Plane xâm nhập qua đất Miên hôm 20 tháng Mười 1967, thám sát mục tiêu Sierra-50. Trên đường quay trở về phần đất nam Việt Nam, toán biệt kích Plane đụng phải một đơn vị cấp đại đội của địch trước khi đến được bãi đáp để triệt xuất. Được các phi tuần phản lực, trực thăng võ trang lên yểm trợ, toán biệt kích được “bốc” về tại tọa độ YA560643 lúc 230816Z (ngày giờ đã được mã hóa) trong tháng Mười 1967. Toán biệt kích bắn hạ được 3 địch quân, ước lượng thêm 12 tên khác chết hoặc bị thương do oanh kích.

3.  Toán biệt kích Brace được đưa vào bãi đáp trên pgần đất nam Việt Nam, gần mục tiêu X-Ray-50, tọa độ YB623488 lúc 220708Z (ngày giờ đã được mã hóa) trong tháng Mười năm 1967. Ngày 23 tháng Mười, toán biệt kích Brace băng qua biên giới xâm nhập vào đất Miên. Trên đường di chuyển đến mục tiêu ngang qua tọa độ YB634485, toán biệt kích khám phá một binh trạm bỏ trống cấp đại đội của địch. Khi di chuyển đến tọa độ YB636478, toán biệt kích Brace nghe nhiều tiếng động, ồn ào của địch quân. Đơn vị “săn biệt kích” truy lùng toán biệt kích từ hướng bắc xuống làm cho toán phải di chuyển sâu thêm vào đất Miên để tránh phải nổ súng với địch. Bốn trực thăng võ trang cùng với trực thăng chở quân được điều động bay vào đất Miên trong trường hợp khẩn cấp để cứu toán biệt kích. Toán biệt kích Brace được triệt xuất tại tọa độ YB633462 lúc 230210Z (ngày giờ đã được mã hóa) trong tháng Mười năm 1970. Sự thiệt hại của địch không rõ.

4. Toán biệt kích Square được đưa vào bãi đáp trên đất Lào, gần mục tiêu Juliett-52, tọa độ YB427033 vào lúc 240635Z (ngày giờ đã đuợc mã hóa) trong tháng Mười năm 1967. Toán biệt kích Square di chuyển đến mục tiêu lục soát nhưng không thấy dấu hiệu hoạt động của địch. Toán biệt kích được triệt xuất tại tọa độ YB426065 trên đất Lào lúc 270655Z (ngày giờ đã được mã hóa). Sau đó toán biệt kích Square được đưa đi xâm nhập vào đất Miên. Chi tiết về các hoạt động của toán chưa được biết khi bản báo cáo tuần này được soạn thảo. Sẽ có báo cáo đầy đủ trong bản báo cáo tuần tới.

5. Toán biệt Kích Hammer được đưa vào bãi đáp trên đất Lào gần mục tiêu India-52 tại tọa độ YB435077 lúc 250610Z (ngày giờ đã được mã hóa) trong tháng Mười năm 1967. Ngày 26 tháng Mười, hai toán viên bi thương trong lúc di chuyển và cả toán được triệt xuất tại tọa độ YB429069 trên đất Lào lúc 260513Z (ngày giờ đã được mã hóa). Toán biệt kích Hammer không chạm địch, cũng không xâm nhập đất Miên.

6. Toán biệt kích Level được đưa vào bãi đáp trên đất Lào gần mục tiêu Hotel-52 lúc 270630Z (ngày giờ đã được mã hóa) trong tháng Mười năm 1967, tại tọa độ YB449098. Toán biệt kích Level đã xâm nhập vào đất Miên và vẫn còn hoạt động khi sọan bản báo cáo này.



Dallas, TX March 24, 2010
vđh

ĐƯỜNG VỀ QUÁ XA
Bài viết này để tưởng nhớ đến Walter E. Demsey cùng với phi hành đoàn: George Berg, Gerald Woods, Gary Johnson, Ronald Watson và Allen Lloyd

CHUYỆN XẨY RA 
        Câu chuyện bắt đầu ngày 18 tháng Hai năm 1971. Phi hành đoàn trực thăng (SOG) đang đóng quân chung với phi đoàn Comencheros (trực thuộc sư đoàn 101 ND) trong căn cứ Eagle của sư đoàn 101 Nhẩy Dù Hoa Kỳ. Phi hành đoàn hôm đó gồm có: phi công George Berg, phi công phụ Gerald Woods, cơ khí trưởng Walter Demsey và xạ thủ đại liên Gary Johnson.
        Hôm đó, chiếc trực thăng UH-1H phát xuất từ căn cứ hành quân tiền phương của đơn vị SOG ở Phú Bài, bay đi “bốc” một toán biệt kích hoạt động ở phiá bên kia biên giới Lào Việt. Toán biệt kích xâm nhập để dò thám, lấy tin tức về các hoạt động của quân đội Bắc Việt trên đường mòn HCM. Đang dò thám con đường, họ trông thấy một người lính Bắc Việt đang đạp xe, chở giấy tờ, tài liệu nên nổ súng giết người lính để lấy cặp tài liệu.
        Tiếng súng làm cho đơn vị Bắc Việt trong khu vực báo động và truy kích toán biệt kích. Toán biệt kích gọi máy yêu cầu triệt xuất khẩn cấp. Bốn trực thăng bay vào, cứu được mấy người đem về Phú Bài, nhưng vẫn còn ba biệt kích quân đang lẩn trốn trong khu vực. Chiếc trực thăng của bạn tôi quyết định bay vào “bốc” chuyến chót, để cứu những biệt kích quân còn kẹt dưới đất.
        Trời đã xâm xẩm tối, những tia nắng cuối cùng trong ngày từ từ tan biến đi và thời tiết trở nên xấu, nhiều đám mây ở đâu kéo đến. Chiếc trực thăng hạ thấp cao độ, bay vào một triền núi nơi hướng đông thung lũng A Shau, trên đất Lào. Ba quân nhân LLĐB/HK trong toán biệt kích đơn vị SOG còn kẹt trong lòng địch gồm có: Ronald Watson, Allen Lloyd, và Sam Hernandez. Vì địch quân đuổi theo sát nút, trực thăng thả dây cấp cứu McGuire xuống cho ba quân nhân Hoa Kỳ ngồi vào, rồi bốc lên cao trước những loạt đạn tiểu liên AK-47.
        Chiếc trực thăng bị trúng nhiều đạn AK-47, cố bay trở về phần đất Việt Nam, kéo theo ba người lính Hoa Kỳ đeo lủng lẳng trên dây cấp cứu McGuire. Trong lúc vội vã, cất cánh, mấy quân nhân biệt kích bị vướng vào cành cây, và sợi dây của Sam Hernandez bị đứt, rơi từ độ cao 40 bộ xuống đất. Chiếc trực thăng tiếp tục bay lết vào trong thung lũng A Shau khoảng 600 thước rồi đâm vào sườn núi hướng đông bao bọc thung lũng. Chiếc trực thăng bốc cháy, trong khi đó, Sam Hernandez rơi xuống đất nhưng may mắn không bị gẫy chân, cũng chưa biết chiếc trực thăng đã bị rơi và bốc cháy. Anh ta tìm chỗ trú ẩn qua đêm rồi sẽ xử dụng khả năng mưu sinh thoát hiểm ngày hôm sau.
       
CHUYẾN ĐI TÌM NĂM 1971
        Ngày hôm sau, 19 tháng Hai năm 1971, căn cứ hành quân tiền phương Phú Bài, thuộc bộ chỉ huy Bắc (CCN) đưa một toán cấp cứu vào khu vực hành quân để tìm ba biệt kích Hoa Kỳ cùng phi hành đoàn chiếc trực thăng lâm nạn. Toán biệt kích “Bright Light” (chuyên đi cấp cứu) được đưa đến gần vị trí chiếc trực thăng rơi, họ tìm được Sam Hernandez. Anh ta là người may mắn, vẫn còn giữ cặp tài liệu lấy được của địch ngày hôm trước, được trực thăng đến đón, đưa về Phú Bài trước.
        Toán biệt kích tìm ra chiếc trực thăng bị rơi trên một sườn núi, cách đỉnh núi khoảng 600 thước và đã bị cháy, hư hại hoàn toàn. Tất cả mọi người đều tử nạn, hai phi công Berg và Woods vẫn ngồi trên ghế, dây đai giữ xác họ chặt vào thành ghế. Xác của Johnson vắt trên một cành cây, cách chỗ trực thăng rơi khoảng 30 bộ. Chân của Demsey bị đứt, có lẽ anh ta bị bắn tung ra, rồi chiếc trực thăng, lăn đè lên.
        Toán biệt kích “Bright Light” gói xác các nhân nhân vào trong túi đựng xác, để trên xác chiếc trực thăng. Nhưng vấn đề thời tiết thay đổi bất thường, trời tối xầm lại bị những đám mây đen che phủ, trực thăng không vào được, để đem xác các nạn nhân về. Toán biệt kích tiếp tục di chuyển lên hướng tây bắc (còn hai biệt kích nữa), lên đỉnh một sườn núi. Khi băng qua một vách núi dựng đứng, họ trông thấy sợi dây cấp cứu McGuire, với xác của Watson và Lloyd treo lủng lẳng ở dưới (hai quân nhân biệt kích bị đập vào vách núi).
        Toán biệt kích tiếp tục di chuyển theo hướng tây bắc đến đồi 1528 để đóng quân qua đêm. Sáng hôm sau, toán biệt kích đang chuẩn bị quay trở lại chỗ chiếc trực thăng lâm nạn thì bị địch quân tấn công. Toán biệt kích bị thương hai người và phi cơ thám thính Covey rơi, viên phi công Larry Hull tử nạn. Toán biệt kích “Bright Light” được trực thăng vào cứu thoát, và phải bỏ lại tất cả những túi chứa xác đồng đội. Sau đó, cấp chỉ huy ở trên cao, không muốn bị tổn thất thêm, ra lệnh ngưng việc thâu hồi tử thi. Ba quân nhân LLĐB/HK trong nhóm biệt kích “Bright Light” đó là: Charles Westley, Cliff Newman, và Charles Danzer.

CÚ ĐIỆN THOẠI
        Ngày 25 tháng Mười năm 1991, mẹ tôi gọi điện thoại báo tin, nhận được điện thoại của một người đàn ông tên là Wayne Jones. Ông ta giới thiệu là bạn của anh tôi Walt (Walter Demsey) cho đến khoảng hai tuần lễ trước khi anh tôi tử trận. Wayne rung động khi mẹ tôi cho biết gia đình vẫn chưa nhận được xác của anh tôi. Anh ta để lại số điện thoại và mẹ tôi gọi để tôi liên lạc với Wayne.
        Ngay buổi tối hôm đó, tôi gọi điện thoại cho Wayne và ao ước muốn được đến chỗ trực thăng rơi, với hy vọng tìm được một kỷ vật nào đó của anh tôi đem về cho mẹ. Wayne trả lời cũng muốn đi và tìm cách để thực hiện điều mong ước.
        Sau khi nói chuyện với Wayne qua điện thoại, tôi vẫn... không hy vọng. Năm tháng sau, Wayne gọi điện thoại, cho biết anh ta đã viết thư cho chính quyền Việt Nam, bầy tỏ niềm ao ước của mình và rất ngạc nhiên lẫn vui mừng khi nhận được thư trả lời, chấp thuận. Chúng tôi mua vé máy bay và lên đường vào đầu tháng Năm 1992.

CUỘC HÀNH TRÌNH KẾT THÚC
        Wayne sống ở Virginia, tôi ở New Jersey, chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên trong thành phố New York, và được Bob Clewell, cấp chỉ huy cũ của anh tôi đón tiếp, chúc chúng tôi lên đường may mắn. Chuyến máy bay của hãng hàng không Korea, cất cánh từ New York, bay lên Anchorage, Alaska lấy thêm nhiên liệu rồi bay đến Seoul, Korea. Chúng tôi nghỉ đêm ở Seoul để sáng hôm sau bay qua Bangkok, Thái Lan. Rồi lại nghỉ qua đêm chờ Visa vào Việt Nam. Sáng hôm sau nữa, chúng tôi đến không phận Hà Nội, từ trên nhìn xuống vẫn còn vết tích của trận chiến tranh vừa qua, những hố bom B-52 rải rác khắp cánh đồng.
       
HÀ NỘI
        Chưa từng ra khỏi Hoa Kỳ, tôi ngỡ ngàng trước nền văn hóa khác biệt, khi bước ra khỏi phi cơ. Khung cảnh như đi ngược giòng thời gian. Chúng tôi được nhân viên sứ quán, ông Ngọc đón và tháp tùng suốt cuộc hành trình ở Việt Nam. Ông ta là một cựu VC, sẽ cung ứng những thứ cần thiết cho chúng tôi. Có một xe van (khách nhỏ) đợi sẵn đưa chúng tôi về khách sạn. Ngoài đường đầy những chiếc xe Honda, di chuyển không ngừng.
        Khách sạn nơi chúng tôi cư ngụ tên là Bắc Nam, phòng ngủ có lối trang trí theo kiểu Nga Sô, rất xa lạ, khác thường. Phòng dành cho chúng tôi trên tầng thứ hai, có ban công nhìn xuống con đường chính. Có lẽ được dặn dò trước, tủ lạnh trong phòng chúng tôi chưá đầy bia Heineken và Coca. Bia uống được, nhưng Coca uống như nước đường.
        Việc kế tiếp là ăn uống, chúng tôi không tính sao, mua hai thùng đồ ăn làm sẵn (khô). Có lẽ vì đói, nên cả hai cảm thấy ngon quá. Chúng tôi đi thăm viện bảo tàng Chiến Tranh, chẳng có gì hay. Sau đó chúng tôi được vị Tổng Trưởng Ngoại Giao đón tiếp, ông ta chúc chúng tôi may mắn trong thời gian ở Việt Nam, và không quên nhắc nhở, người Việt Nam có 300000 quân nhân mất tích trong trận chiến vừa qua.
        Ngày hôm sau, chúng tôi lên phi cơ của hãng hàng không Việt Nam đi Đà Nẵng, tôi cảm thấy thích thú đặt chân xuống thành phố Đà Nẵng. Một xe van đưa chúng tôi đi ngang qua Ngũ Hoành Sơn, bãi biển “China beach”, một trong nhũng bãi biển đẹp nhất thế giới, rồi tiếp tục đi lên hướng bắc đến thành phố Huế.

THÀNH PHỐ HUẾ
        Ra đến Huế, chúng tôi được đưa đi thăm thành phố, kinh thành xưa rất cổ kính và rất đẹp. Sau đó được du ngoạn trên giòng sông Hương cùng với ông thị trưởng thành phố. Chuyến du hành bằng thuyền khoảng hai tiếng đồng hồ, ghé thăm một ngôi chùa, có nhiều người đi hành hương. Chúng tôi ngủ lại Huế để sáng hôm sau vào thung lũng A Shau.

CON ĐƯỜNG ĐI VÀO ĐIẠ NGỤC
        Con đường đi vào thung lũng A Shau, bị hư hại nhiều, chỉ có một đoạn tráng nhựa, sau đó là đất đỏ. Con đường uốn quanh theo núi, gồ ghề không bằng phẳng đi vào thung lũng. Cả một vùng rừng núi bị chất độc da cam (agent orange) tàn phá, cây cối xác xơ, nhiều đám cỏ tranh cháy đâu đó, bốc mùi khét. Con đường bị ngăn lại giữa đường đến A Lưới (Aloui), xe ủi đất đang ra sức sửa chữa đoạn đường. Người tài xế xin tôi ba điếu thuốc lá để cho mấy người đàn ông đang làm đường... Và họ tránh đường cho chiếc xe van chở chúng tôi đi qua...

A LƯỚI (ALOUI)
        Chúng tôi đến A Lưới vào xế chiều, phải ngủ lại qua đêm trong một căn nhà lớn (building). Điạ điểm này cũng là nơi phát xuất cho toán tìm kiếm quân nhân mất tích (MIA) Việt-Mỹ. Người hướng dẫn cho chúng tôi là một đại úy quân đội Hoa Kỳ. Buổi tối “khách sạn” có máy phát điện do người Hoa Kỳ cung cấp.

ĐẾN CHỖ PHI CƠ LÂM NẠN
        Bẩy giờ sáng hôm sau, Wayne và tôi cùng với toán tìm kiếm quân nhân mất tích (phụ giúp) người Việt Nam lên một xe Jeep do Nha Sô chế tạo, đoàn tìm kiếm Hoa Kỳ đi trên chiếc Jeep Cherokee. Buổi sáng sớm có sương, khi mặt trời lên rất nóng và oi bức. Chúng tôi rời A Lưới (Aloui) đi về hướng nam, đến phi đạo bỏ hoang của trại LLĐB A Shau, hai chiếc xe rẽ lên hướng tây. Khi băng qua một giòng suối nhỏ, chiếc xe Jeep do Nga Sô chế tạo bị kẹt trong lớp bùn và chiếc xe Jeep do Hoa Kỳ chế tạo phải kéo lên. Đây là một hình ảnh rất đặc biệt.
        Chúng tôi đậu xe, nơi hướng đông phi đạo, vách núi hướng tây của thung lũng A Shau nằm bên phải. Người Việt Nam cho biết, đã tìm ra chỗ trực thăng lâm nạn và họ đã chặt cây làm thành một con đường mòn để đi đến nơi. Cả khu vực có rất nhiều hố bom B-52 và chúng tôi bắt đầu lội bộ từ đây. Tôi lấy máy quay phim ra nhưng người Việt Nam ngăn lại viện lý do an ninh. Tuy nhiên họ đồng ý cho chụp ảnh.
        Đi theo con đường mòn quanh co khoảng hơn nửa dặm, chúng tôi đến một giòng suối khác, nước lên đến bụng và đầy những con đỉa. Đoàn người phải lội dưới giòng suối thêm nửa dặm nữa mới lên bờ. Tôi đã được người Hoa Kỳ căn dặn trước, xịt thuốc chống đỉa nên không sao, mấy người Việt Nam phải lo phủi những con điả bám đầy quần áo.
        Sau đó chúng tôi bắt đầu leo dốc lên một rẵng núi nhỏ, đâm ra từ rặng núi lớn, những rặng núi nhỏ nhìn từ xa trông như những ngón tay. Rừng núi rất rậm rạp, chỉ nhìn rõ khoảng vài bộ, làm tôi băn khoăn, trong thời chiến tranh, làm sao những quân nhân Hoa Kỳ trông thấy được địch quân đang nằm phục kích chỉ cách họ vài bộ. Đó cũng là điều đáng xấu hổ cho nhiều người Hoa Kỳ không hiểu rõ những gì, người lính Hoa Kỳ đang phải đối phó trước đây.
        Chúng tôi ra khỏi khu rừng rậm rạp, đến một chỗ có nhiều cây cao, và đường lên dốc cao hơn, có nhiều chỗ dốc tới 60 độ. Đi được 3/4 đoạn đường, tôi đứng thở dốc, không biết mình đủ sức khỏe đi đến nơi, đến chốn không?  Mấy người Việt Nam cũng như Hoa Kỳ khuyến khích tôi cố gắng lên, và chúng tôi đến nchỗ trực thăng rơi lúc 1:00 giờ chiều. Tôi có thể nhận ra ngay, chỗ này không phải chiếc trực thăng trong đó có anh tôi bị rơi. Theo tấm không ảnh chụp năm 1971, đó là nơi một phản lực cơ A4 Sky Hawk bị rơi (đã thâu hồi được tử thi).
        Theo trên bản đồ, vị trí chiếc trực thăng bị rơi cách đó khoảng 1000 bộ, nằm trên sườn núi cần đem theo dụng cụ leo núi. Người lính biên phòng Việt Nam không đồng ý đi tiếp vì nơi chiếc trực thăng bị rơi nằm trên đất Lào. Chúng tôi đã vượt hàng ngàn dặm mới đến được nơi đây, chỉ còn cách 1000 bộ mà đành phải chịu thua?
        Tại chỗ chiếc phản lực A4 rơi, chúng tôi làm lễ cầu nguyện cho người phi công kém may mắn. Nhóm tìm kiếm quân nhân mất tích Hoa Kỳ đã chuẩn bị trước, đem theo một lá cờ Hoa Kỳ nhỏ, đó cũng là tất cả những điều chúng tôi có thể làm được, kể cũng an ủi cho người đã khuất. Chúng tôi đặt tấm bảng có tên người phi công, lá cờ Hoa Kỳ trên một tảng đá, rồi bắt đầu đọc những lời cầu nguyện, gọi tên họ. Nước mắt tôi chẩy dài, mặc dầu không phải anh tôi, mấy người Việt Nam đi theo củng xúc động, họ đứng lặng yên.
       
TRỞ VỀ A LƯỚI
        Mấy người Việt Nam, có đem theo thức ăn, mời chúng tôi ăn trưa, tôi quá đói và lạ miệng làm năm bát cơm, thêm năng lượng cho chuyến đi trở về. Trong khi chúng tôi đang ăn, ông trời chuyển mưa. Tôi đã lầm, nghĩ rằng đỉa chỉ có dưới suối, không dè khi trời mưa, chúng ở đâu bò ra, khắp nơi.
        Chúng tôi dọn dẹp, rồi quay trở về. Đường về, xuống dốc vẫn đỡ mệt hơn lúc leo núi, những dốc cao chúng tôi phải vịn những cành cây hai bên như thắng xe. Khi xuống tới chân núi, chúng tôi đến một ngôi làng nhỏ trong vùng A Shau. Chúng tôi đi ngang qua những chòi nhỏ của nông gia, những con trâu đang kéo cầy trên đồng. Sau đó đi ngược lên hướng bắc trở lại A Lưới.

TOÁN TÌM KIẾM VIỆT-MỸ
        Trước khi trở về Huế, tôi ngồi nghĩ lại những chuyện đã xẩy ra trong ngày. Tôi không biết nói gì hơn để cám ơn cả hai toán tìm kiếm quân nhân mất tích Việt-Mỹ. Không có họ chắc tôi chẳng bao giờ có được kinh nghiệm những gì mình mới trải qua, những gì mà người lính Hoa Kỳ, cũng như anh tôi đã phải trực diện, để làm nhiệm vụ của người lính. Xin cảm ơn, tôi sẽ ghi nhớ mãi.

Dallas, TX.
vđh


CHÚNG TA ĐÃ MỘT THỜI 
 CAN ĐẢM VÀ NGU XUẪN

Sgm. Alfred “Al” C. Friend

Riêng tặng những cựu biệt kích SOG và những người đã hy sinh



        Một buổi chiều sau những giờ tập luyện đổ mồ hôi trong khu rừng nhiệt đới, vài huấn luyện viên cùng với “học viên” thuộc đơn vị SOG vào câu lạc bộ uống vài chai bia xả hơi. Trung sĩ Jason T. Woodworth thuộc căn cứ hành quân tiền phương 2 (FOB-2) lên tiếng hỏi “Al, anh và Ben đã từng đi hành quân với toán biệt kích. Cảm tưởng thế nào? Ý tôi muốn so sánh với những khoá huấn luyện khác”. Tôi suy nghĩ vài giây, rồi trả lời rất thành thực.

        “Đầu tiên là chúng ta đang ở trên vùng đất của người Da Đỏ. Mình giống như con mèo đi nhón gót nhẹ nhàng trong một căn phòng đầy những con chuột đang ngủ. Anh phải biết rằng nếu một con tỉnh giấc, sẽ có một trận đánh nhau, và nếu chúng bắt được anh, mọi chuyện kết thúc! Tuy nhiên, anh là người Hoa Kỳ nên hy vọng sẽ được đi thăm một trại tù binh nào đó. Còn nếu anh là biệt kích quân người Việt hay Nùng, mạng sống của anh... kể như đi đứt! Khi anh vượt biên qua Lào hoặc Cambodia, trước một kẻ thù đông gấp bội, anh sẽ phải chiến đấu cho sinh mạng của anh.”.               

        Tôi và Ben cùng với trung sĩ Gene Williams là toán biệt kích thứ năm xâm nhập vào đất Lào. Trung sĩ nhất Charles “Slat” Petry, trung sĩ nhất William Card và trung sĩ Jim “Halo” Smith đã xâm nhập hai chuyến đầu với cùng kết qủa. Do đó phải tổ chức lại, chọn lựa toán viên và huấn luyện kỹ càng (con sâu làm rầu nồi canh).

        Trong tháng Năm 1968, trại LLĐB Khâm Đức có một tiểu đoàn thuộc sư đoàn Americal lên tăng cường, bị hai trung đoàn chính quy Bắc Việt tấn công, tràn ngập. Trong trận đánh này, quân đội Hoa Kỳ tổn thất nhân mạng 37 quân nhân. Trong tháng Tám năm 1970, bộ chỉ huy Bắc (CCN), đơn vị SOG, cùng với sư đoàn Americal phối hợp, mở lại căn cứ này, nhưng gặp phải phản ứng quyết liệt của quân đội Bắc Việt nên bộ chỉ huy Bắc phải bỏ luôn Khâm Đức (Trước đó, SOG xử dụng trại LLĐB Khâm Đức để đưa những toán biệt kích xâm nhập qua Lào). Những quân nhân SOG thuộc bộ chỉ huy Bắc (CCN) tham dự cuộc hành quân này gồm có: đại úy G. Jordan, trung sĩ nhất R.L. Noe (đi phép trong thời gian căn cứ bị tấn công), P. Bellofatto, trung sĩ A. Zapada, J. Lyman, M. Jordan, Billips, và M. Gonzales.

        Chúng tôi đến khu vực Khâm Đức vào cuối năm 1965, trên những ngọn núi gần biên giới Lào-Việt, nơi hướng tây nam thành phố Đà Nẵng. Ở đó đã có toán A-105 LLĐB/HK chỉ huy trại LLĐB Khâm Đức). Bộ chỉ huy Bắc thiết lập căn cứ hành quân tiền phương (FOB) ở đó.

        Tại các trại LLĐB ngoài vùng I chiến thuật, bạn bước ra khỏi cổng trước đã có thể bị bắn sẻ, phục kích trước khi ra đến phi đạo. Toán A LLĐB đến trại LLĐB Khâm Đức trước đó đã đặt rất nhiều mìn bẫy, khi toán này đến, cỏ tranh cao hơn đầu người đã phủ kín bãi mìn, không ai dám ra gỡ những quả mìn đó nữa.

        Mục tiêu của chúng tôi (toán biệt kích SOG) là những kho chứa đồ tiếp vận của quân đội Bắc Việt, dấu trong khu vực rừng núi rậm rạp, phiá bên kia rặng núi, trên đất Lào. Toán biệt kích SOG đã nằm chờ (thơì tiết tốt) cả tuần lễ, hy vọng trời sẽ quang đãng, hết mưa để thi hành công tác. Trung tá  Raymond “Cherokee” Call ở Đà Nẵng (CCN) lợi dụng trời tốt, bay (trực thăng) lên Khâm Đức. Tôi rất “ngần ngại” thời tiết ở đây, khi đã xâm nhập vào đất Lào, bỗng dưng thời tiết trở nên xấu, kể như toán biệt kích “kẹt” luôn, chỉ còn nước lội bộ trở về. Nhưng bộ chỉ huy MACV thúc đẩy, nên toán biệt kích phải lên đường.

        Toán biệt kích xuống bãi đáp không có gì trở ngại. Nhưng như tôi đã lo ngại, khi chúng tôi vừa di chuyển, mây đen lại kéo đến che kín bầu trời, rồi bắt đầu mưa. Cơn mưa thật to, phải di chuyển qua bãi cỏ tranh dưới mưa là một cực hình. Chúng tôi nghĩ rằng, địch quân cũng chẳng đi lại trên đường mòn trong cơn mưa gió nên, nên mọi người đi trên con đường... cho đỡ cực nhọc.

        Toán biệt kích ăn mặc bộ quần áo “bà ba đen” ướt sũng nước. Ba biệt kích Nùng đi đầu dẫn đường, “Ski” (trung sĩ nhất Bernie “Ben” Dunakoskie), một thiếu úy LLĐB/VN và tôi đi phiá sau. Khi trời hết mưa, chúng tôi tiếp tục đi trên con đường thêm một đoạn nữa trước khi chui vào một bụi cây.

        Gần bụi cây, con đường uốn quanh, chúng tôi có thể quan sát cả hai phiá. Bỗng người biệt kích Nùng hướng đạo (nhiều kinh nghiệm, luôn đi đầu) ra dấu hiệu có một toán tuần tiễu của địch, nhưng không ai trông thấy để chuẩn bị. Khi toán lính Bắc Việt đến khúc quanh, ông thiếu úy LLĐB lên đạn khẩu tiểu liên K-9 Thụy Sĩ, rồi hai bên nổ súng.

        Người biệt kích Nùng vừa bắn vừa lui về chỗ toán biệt kích. Từ hai đầu con đường mòn, thấy xuất hiện thêm nhiều lính Bắc Việt. Chúng tôi vội nổ súng để yểm trợ cho người biệt kích Nùng rút lui, rồi cả toán rút lui qua một bụi cây khác. Trong khi địch tiếp tục bắn vào bụi cây chúng tôi đã rút ra. Người biệt kích Nùng cho biết địch có khoảng một đại đội.

        Trong khi toán lính Bắc Việt vẫn tiếp tục bắn cầm chừng đợi quân tăng viện, chưa dám tấn công, tôi ra lệnh cho toán biệt kích tiếp tục lui ra khỏi khu vực chạm súng. Trong toán biệt kích đã có người trúng đạn, Lon bị trúng một viên nơi vai, vết thương không nặng, tôi băng vội cho anh ta, rồi để anh ta đi phiá sau. Lúc này tôi và “Ski” lên dẫn đường cho toán biệt kích.

        Ra khỏi khu vực nguy hiểm, tôi dẫn đầu toán biệt kích chạy trở lại bãi đáp trực thăng. Sau khi chạy được khoảng một tiếng đồng hồ, thấy có vẻ an toàn, tôi cho lệnh ngừng lại để xem lại toán biệt kích. Thêm hai biệt kích Nùng bị thương nhẹ, chúng tôi băng bó tạm để không để lại vết máu trên đường rút lui.

        Lúc đó chúng tôi bắt đầu lo sợ (không như lúc nổ súng, sống... chết). Sau khi địch quân chấn chỉnh lại, chúng sẽ đuổi theo toán biệt kích. Và chúng tôi tiếp tục chạy, giữ khoảng cách với địch quân càng xa càng tốt, trước khi trời sập tối. Trên đường chạy, thỉnh thoảng chúng tôi ngừng lại để tôi chấm lại điểm đứng. Chúng tôi gặp nhiều đường mòn ngang dọc, có thể do người thiểu số bên Lào đi săn bắn. Chúng tôi tìm cách xóa dấu chân khi di chuyển, để địch quân không thể tìm ra lộ trình toán biệt kích di chuyển.

        Tôi ra lệnh cho toán biệt kích di chuyển nhanh, phải ra khỏi khu rừng cây rậm rạp mới liên lạc được với căn cứ hành quân tiền phương Khâm Đức. Chúng tôi tìm được một khoảng trống, trải tấm pano để nhận diện. Chiếc phi cơ quan sát FAC đã nhận ra toán biệt kích ở dưới, cho chúng tôi điểm đứng chính xác và hướng dẫn chúng tôi di chuyển đến một bãi đáp gần nhất để trực thăng vào đón. Bãi đáp cách vị trí hiện tại của toán biệt kích khoảng... ba cây số.

        Viên phi công FAC hỏi có áp lực của địch không? Tôi trả lời “có” bằng hai tiếng “click” bóp vào tay cầm cobinet máy truyền tin. Tuy nhiên FAC nói, mây thấp trực thăng không thể vào ngay được, hẹn sẽ đón toán biệt kích tại bãi đáp lúc 9:00 giờ sáng hôm sau. Tôi trả lời “OK!”, chiếc FAC vội bay đi chỗ khác để đánh lạc hướng địch quân. Chúng tôi lại đeo ba lô di chuyển để bù lại thời gian bị mất khi liên lạc với chiếc FAC và trước khi trời tối.

        Chúng tôi vừa đi vừa ăn, trước khi trời tối, tôi cho lệnh ngừng lại nghỉ để xem lại toán biệt kích. Vết thương của Lon vẫn còn chẩy máu vì phải di chuyển, tôi băng thêm một lớp nữa, rồi toán biệt kích lại tiếp tục lên đường cho đến khi trời tối hẳn. Chúng tôi tìm được một bụi cây lớn chui vào, nằm thành vòng tròn, đầu quay vào trung tâm để phòng thủ.

        Nằm yên được khoảng một tiếng đồng hồ, chợt một loạt súng nổ vang ở xa vọng lại làm cả toán biệt kích giật mình. Đó là kiểu bắn “dọ dẫm” của địch, tôi nói khẽ với biệt kích Nùng tên Cẩn nằm cạnh “nói mọi người, khóa an toàn khẩu súng”. Bây giờ một phát súng nổ bất cẩn, chẳng khác gì “Lậy ông! Tôi ở bụi này” (Đúng vậy, toán biệt kích đang nằm trong bụi).

        Tiếng súng càng rõ hơn, cùng với tiếng người gọi nhau, tôi có cảm giác, tóc gáy mình dựng lên. Chúng tôi biết địch đang mong chúng tôi bắn trả lại. Lính Bắc Việt càng lúc càng gần về phiá toán biệt kích, tôi hồi hộp, hy vọng mọi người ai cũng giữ được bình tĩnh. Cuối cùng, chúng tôi nhìn thấy địch quân chỉ cách bụi cây khoảng 30 thước, cầm đuốc soi xuống đất tìm dấu vết, nhưng đám cỏ đã được chúng tôi đưa chân gạt qua lại làm đứng thẳng trở lại.

        Không biết làm gì hơn, một tên quạt vào trong bụi cây, nơi có toán biệt kích một loạt đạn, bay ngang đầu chúng tôi vài phân. Rồi tiếp theo, một tên khác bước vài bước về hướng bụi cây quan sát. Toán biệt kích “đứng tim”, tôi có cảm tưởng chúng không bao giờ đi khỏi chỗ này, một biệt kích Nùng sờ nhẹ vào tay tôi như chờ lệnh, nhưng chúng tôi vẫn nằm im. Ít phút sau, toán lính Bắc Việt bỏ đi, ánh đuốc cùng với tiếng người từ từ đi xa dần... Chúng tôi thở mạnh ra.

        Trước khi trời sáng, chúng tôi ăn thật nhanh rồi bắt đầu di chuyển về hướng bãi đáp. Toán biệt kích di chuyển thật chậm, cẩn thận nghe ngóng. Chúng tôi chỉ nghe tiếng chim hót chào mừng buổi sáng sớm. Bầu trời vẫn còn những đám mây xám, tôi hy vọng mặt trời lên sẽ làm tan bớt mây, để trực thăng vào đón chúng tôi.

        Khoảng 6:30 phút, chúng tôi đến một giòng suối, nước chẩy từ trên núi xuống và sẽ đến bãi đáp trực thăng. Tôi quyết định cho toán biệt kích đi dưới suối để không để lại dấu chân, vả lại, trên bản đồ giòng suối sẽ đi đến bãi đáp để trực thăng vào triệt xuất toán biệt kích. Không sợ để lại dấu chân, chúng tôi di chuyển nhanh. Khoảng 7:30 toán biệt kích ngừng lại để nghỉ lấy sức, tôi coi lại vết thương của Lon, lấy nước suối rửa sơ qua vết thương, viên đạn vẫn còn nằm bên trong, anh ta nghiến răng để khỏi la. Sau đó tôi cột cánh tay lại, đồ ăn và những đồ nặng của Lon chia cho anh em trong toán biệt kích mang bớt. Hai biệt kích Nùng khác bị thương nhẹ cũng được thay băng, rồi đem tất cả những cuộn băng dính máu đi chôn, không để lại dấu vết.

        Chúng tôi ngừng chân lúc tám giờ sáng, để liên lạc nhưng không có phi cơ nào trên bầu trời nên không được. Tôi lo lắng, với thời tiết xấu, phi cơ không vào được để “bốc” toán biệt kích. Trong chuyến xâm nhập đầu tiên vào đất Lào, cùng với trung sĩ nhất Petry, một trực thăng CH-34 thuộc phi đoàn 219 “King Bee” Việt Nam chở đại úy Larry Thorne bị rơi cũng vì thời tiết xấu thay đổi nhanh chóng. Đại úy Thorne cùng phi hành đoàn Việt Nam tử nạn.

        Khi toán biệt kích di chuyển đến, chỉ còn cách bãi đáp khoảng 200 thước, người biệt kích Nùng đi đầu nổ súng và từng loạt súng nổ tiếp theo, vang dội núi rừng. Có lẽ địch đã nghi ngờ, khu vực này có thể làm bãi đáp trực thăng, và chúng tôi đã đụng đầu với toán canh gác của địch. Các biệt kích quân Nùng, không do dự (vì địch ít người), chạy lên tấn công chớp nhoáng. Đạp lên đầu địch quân (có lẽ chỉ một, hai tên đã bị tiêu diệt), chúng tôi tiếp tục chạy đến bãi đáp. Đó là nguồn hy vọng của toán biệt kích, phải đến bãi đáp, tử thủ cho đến khi trực thăng vào cứu.

        Chúng tôi đến bãi đáp, việc đầu tiên coi lại toán biệt kích, đã có ba biệt kích Nùng bị thương nhẹ đang xé băng cá nhân băng tạm vết thương. Tôi ra lệnh cho “Ski” cùng với hai biệt kích Nùng đi quanh khu vực bãi đáp, coi chừng còn tên địch nào nữa không. Tôi đi lại chỗ Lon, anh ta gục vào một thân cây, khuôn mặt tái xanh vì đau đớn và kiệt sức. Phía bên phải áo của anh ta đẫm ướt máu, từ hôm qua đến giờ Lon đã mất nhiều máu vì phải di chuyển, phải chạy. Lon thực sự là một người can đảm, không kêu than. Tôi cởi áo anh ta ra, miếng băng đã đẫm máu đang nhỏ từng giọt máu xuống. Tôi thay miếng băng khác, cột chặt vết thương lại để cầm máu. Đến lúc đó tôi biết rằng Lon không thể chạy được nữa, và cả toán biệt kích cũng đã... hết đường.

        Có tiếng súng nơi hướng “Ski” và Cẩn đang lục soát. Tôi đỡ Lon nằm xuống đất, lấy khẩu tiểu liên Thụy Sĩ K-9 của anh ta, tháo cơ bẩm vứt đi một nơi, khẩu súng một hướng khác. Tôi ra hiệu cho hai biệt kích Nùng lại, khiêng Lon ra bìa bãi đáp trực thăng nằm đợi. Lúc đó “Ski” và Cẩn lui trở lại, sau lưng họ có lính Bắc Việt chạy qua lại giữa những thân cây lớn. Tôi nổ súng làm chúng phải đứng lại, nấp sau thân cây. Toán biệt kích chỉ còn ba người chưa bị thương, tôi ra lệnh cho binh sĩ Nùng bố trí sau những hàng cây nơi bià rừng, quay lưng ra bãi đáp chống cự với địch. “Ski” bò ra giữa bãi đáp trải tấm Pano làm dấu cho trực thăng trông thấy, Cẩn bò theo bảo vệ “Ski”. Sau khi xong việc, cả hai di chuyển qua phiá bên kia, nằm bảo vệ bãi đáp trực thăng.

        Tôi mở máy truyền tin, cố gắng liên lạc. Bầu trời vẫn u ám, nhiều mây. Tôi biết rằng, đến buổi chiều nếu trực thăng không vào được, định mệnh dành cho toán biệt kích coi như... đã an bài. Khoảng 10:00 giờ sáng, tôi nghe tiếng khu trục A1 Skyraider bay vần vũ trên bầu trời, vội đổi qua tần số “Không-Lục” để liên lạc. Tiếp theo là tiếng trung tá Call, bộ chỉ huy Bắc (CCN) gọi danh hiệu của toán biệt kích.

        Trung tá Call báo cho biết đã cho một trực thăng tải thương đến. Tôi báo tín hiệu “Shining Brass” (Khẩn cấp! Toán biệt kích đang lâm nguy, có thể bị tiêu diệt). Khi phi cơ quan sát bao vùng nhận được tín hiệu “Shining Brass”, sẽ điều động tất cả các phi cơ: phản lực, khu trục, trực thăng võ trang, đang trên vùng hành quân Shining Brass của đơn vị  SOG (Lào) bay về đánh giải vây để cứu toán biệt kích đang gặp nguy hiểm. 

        Tiếp theo tôi nghe tiếng phản lực cơ F-104 “Star Fighter” gầm thét trên bầu trời như đe dọa những đơn vị Bắc Việt đang tìm cách tiêu diệt toán biệt kích. Viên phi tuần trưởng gọi toán biệt kích.

-          Shining Brass! Shining Brass! Đây là Lancer Leader.

-          Lancer Leader! Đây là Shining Brass. Mừng khi nghe tiếng bạn!

        Viên phi tuần trưởng cười, trả lời.

-          Nghe nói bạn đang gặp khó khăn ở dưới. Chúng tôi giúp được gì không?

-          Bạn dọn dẹp xung quanh bãi đáp, cách khoảng 50 thước được không?

-          Nhận rõ!

        “Ski” từ phiá bên kia đầu bãi đáp chạy trở lại báo cáo, có nhiều địch quân đang tiến về bãi đáp, anh ta cùng với Cẩn quay trở lại với toán biệt kích. Tôi gọi Lancer Leader.

-          Lancer Leader! Đây Shining Brass, Có nhiều địch quân di chuyển nơi đầu bãi đáp cách khoảng 300 thước, bạn dọn dẹp chỗ đó luôn giùm tôi.

        Mấy chiếc phản lực F-104 lao xuống thả bom, tiếng nổ điếc tai. Trung tá Call gọi lại cho biết, trực thăng cấp cứu đang vào, toán biệt kích chuẩn bị. Viên phi tuần trưởng “chơi đẹp”, nói tôi cùng toán biệt kích lo chuẩn bị bãi đáp, anh ta sẽ làm nhiệm vụ “điều không”. Tôi ra lệnh khiêng Lon ra bãi đáp, gọi mấy binh sĩ Nùng đang bố trí nơi đầu bãi đáp chạy trở vào “Nhanh lên! Nhanh lên!”.

        Thêm một phi tuần F-104 khác lên bao vùng. Cả toán biệt kích khiêng Lon đi vào khoảng trống bãi đáp. Toán bảo vệ của “Ski” cũng vào đến nơi, tôi vui mừng trông thấy cặp mắt Lon mở ra, có vẻ tỉnh táo. Tôi nghe tiếng động cơ trực thăng bay vào, đó là mấy chiếc trực thăng võ trang, bay vào bắn hỏa tiễn xung quanh bãi đáp. Rồi thì chiếc trực thăng H-34, Việt Nam do phi công Cowboy đáp xuống, anh ta đưa tay vẫy đám biệt kích. Tôi hối mấy biệt kích Nùng đưa Lon lên, cùng với mấy người bị thương. Chiếc H-34 cất cánh rời bãi đáp nhanh chóng.

        Chiếc thứ hai sẽ vào “bốc” những người còn lại của toán biệt kích. Chợt trung tá Call ra lệnh cho Mustachio (một phi công H-34 Việt Nam khác. Cowboy và Mustachio thuộc phi đoàn 219 trực thăng “Kinh Bee” rất nổi tiếng trong đơn vị SOG) tránh ra khỏi bãi đáp vì cả trung đội lính Bắc Việt đã vào sát bãi đáp. Các trực thăng võ trang lại phải bay vào làm một tour nữa. Mustachio theo sau đáp xuống. Tôi, và “Ski”, viên sĩ quan LLĐB/VN cùng hai binh sĩ Nùng leo thật nhanh vào trong máy bay.

        Mấy trực thăng võ trang vẫn bay vòng trên đầu bãi đáp cho đến khi chiếc H-34 đã ra khỏi bãi đáp an toàn. Về đến bộ chỉ huy Bắc (CCN) ngoài Đà Nẵng, tôi cùng với “Ski” vào câu lạc bộ uống vài chai bia với hai phi công H-34 Việt Nam. Chiều hôm đó, tôi cùng với “Ski” lên một chiếc C-47 bay vào Saigon trình diện đại tá Arthur D. “Bull” Simon chỉ huy trưởng đơn vị SOG.

        Đại tá Simon muốn trưởng toán biệt kích gặp ông ta đã trước khi báo cáo kết qủa lên cơ quan MACV. Đối với ông ta... phải làm việc tận lực. Trả viên sĩ quan LLĐB về lại đơn vị, cho Lon về hưu, thuyên chuyển các biệt kích Nùng qua đại đội Xung Kích Hatchet Force.



Lời Cuối:

1.      Khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, những quân nhân mất tích bên Lào, không một người nào sống sót trở về.

2.      Trong các cuộc hành quân “vượt biên”, đơn vị SOG mất khoảng 400 quân nhân LLĐB Hoa Kỳ.

3.      Trong tháng Năm 1968, bộ chỉ huy Trung (CCC, Kontum), một toán biệt kích lâm nguy, phi công trực thăng Hoa Kỳ không dám đi. Phi công Cowboy (Việt Nam) bay vào cứu thoát toán biệt kích đưa về Kontum. Trên đường về căn cứ, Cowboy rớt trực thăng tử nạn, để lại vợ và một con thơ.



Dallas, TX. 

vđh
 
ĐÀI TIẾP VẬN HICKORY THẤT THỦ
Victor Claveau




        Trong miền nam Việt Nam, nơi cực tây bắc, một cái “yên ngựa” giữa hai đỉnh núi cao, trong khu vực kiểm soát của quân đội Bắc Việt. Bộ chỉ huy Bắc (CCN) bí mật thiết lập một đài tiếp vận truyền tin để liên lạc với các toán biệt kích SOG hoạt động trên đất Lào. Đài tiếp vận Hickory nằm trên một đỉnh núi cao, nơi hướng bắc căn cứ Khe Sanh 2,5 dặm. Hai căn cứ bạn gần nhất là căn cứ hỏa lực Fuller và Carroll cách khoảng 20 dặm về hướng đông.

        Mặc dầu... chỉ là đài tiếp vận truyền tin (viễn thông), nhưng trong đó có một đài bí mật, chuyên môn theo dõi nghe ngóng, chận bắt những làn phát sóng của quân đội Bắc Việt. Căn cứ chỉ rộng khoảng 30 thước, dài 80 thước, do 27 quân nhân Hoa Kỳ và 67 binh sĩ biệt kích người Thượng trấn giữ, bảo vệ. Nhóm quân nhân này bao gồm các đơn vị: SOG, kiểm thính viên, và một tiểu đội thuộc đại đội L, trung đoàn 75 Biệt Động Quân Hoa Kỳ. Đơn vị SOG dưới quyền chỉ huy của trung sĩ Jon Cavaiani, phụ tá là trung sĩ John Jones.


    Sự đe dọa của địch không phải là điều mới lạ, hay ngạc nhiên. Các phân tích gia trong Saigon đã báo động từ mấy tuần lễ trước, quân đội Bắc Việt đang chuyển quân đến bao vây đài tiếp vận nhỏ bé. Trung tá Mike Radke cho biết, chuyện tấn công chắc chắn sẽ xẩy ra, ông ta kể lại “Tôi tiên đoán quân đội Bắc Việt sẽ tấn công trong vòng 72 tiếng đồng hồ, nhưng địch quân đã tấn công trong vòng 24 tiếng”. Vì tầm mức quan trọng, đơn vị SOG cố gắng giữ đài tiếp vận.

        Rạng đông ngày 4 tháng Sáu năm 1971, người lính (Thượng) canh gác chỉ cho trung sĩ Cavaiani thấy một điều lạ nơi hàng rào concertina phòng thủ đài tiếp vận Hickory. Đó là một qủa mìn định hướng Claymore do Trung Cộng sản xuất, tìm kiếm xung quanh, họ tìm ra thêm mười qủa mìn khác. Địch quân lợi dụng trời mưa to đêm trước đã bò lên gài mìn. Cavaiani cầm khẩu đại liên M-60 bắn phá được sáu qủa mìn, rồi một qủa phát nổ, làm mấy binh sĩ bị thương. Rồi thêm một qủa khác nổ làm bị thương thêm một số khác, trung sĩ John Jones cũng bị thương nhẹ.

        Cách đỉnh núi nơi đặt đài tiếp vận khoảng 60 thước, quân đội Bắc Việt đã đào hầm hố, công sự chiến đấu. Ở trên bắn xuống là có tiếng súng đại liên, súng cối, cùng súng phóng hỏa tiễn B-40 bắn lên trả đũa. Trong khi một cặp, hai phản lực F4 Phantom bắn phá các mục tiêu xung quanh tuyến phòng thủ quân đội Bắc Việt, Cavaiani gặp một người kiểm thính viên trẻ tên là Walter Milsap trong pháo đài có khẩu đại liên 50. Cavaiani nhìn người lính Hoa Kỳ đeo kính cận thị nặng, hỏi anh ta “Anh làm gì vào đây?”. Người chuyên viên kiểm thính, dò đài của địch trả lời “Tôi vào đây để xử dụng khẩu đại liên”. Cavaiani nghĩ thầm... Có nhiều người không biết... phải làm gì? Cavaiani cho một binh sĩ Thượng vào phụ với anh ta xử dụng khẩu đại liên, rồi đi quanh phòng tuyến, xem xét lại việc phòng thủ.

        Lúc đó trong đài tiếp vận đã có khoảng chục người bị thương. Cavaiani đang xem xét thương binh, chợt nghe tiếng nổ đạn B-40 trúng vào pháo đài có khẩu đại liên 50, anh ta vừa mới đi ra. Nhìn lên, Cavaiani trông thấy anh lính Milsap đã bị thương đang cố vác khẩu đại liên đặt vào vị trí cũ (bị sức ép rơi xuống đất).

        Thêm một qủa B-40 nữa làm bị thương một đại úy Hoa Kỳ, rồi một qủa đạn súng cối nổ làm chấn động đài tiếp vận. Càng lúc càng có thêm người bị thương bì đạn súng cối, B-40, mảnh đạn không tha một ai, các quân nhân bị thương đủ cả thành phần, đơn vị: Mỹ, LLĐB/VN, Thượng. Tình trạng này kéo dài, đài tiếp vận sẽ không chịu nổi những trận pháo kích của quân đội Bắc Việt, Cavaiani ra lệnh di tản, bắt đầu lúc sớm chiều.

        Khi trực thăng đến di tản, Cavaiani cõng viên đại úy bị thương ra máy bay, cùng với thương binh đi trước. Chiếc trực thăng thứ hai đáp xuống, Cavaiani “nhét” vào bụng chiếc máy bay càng nhiều quân nhân Hoa Kỳ càng tốt, kể cả Milsap. Nhung khi chiếc trực thăng cất cánh, anh ta vẫn còn đó, không muốn đi trước đồng đội.

        Trong khi chờ đợi chuyến kế tiếp, Cavaiani ra lệnh cho Jones và Milsap phá hủy chiếc xe van chở dụng cụ truyền tin để bắt làn sóng truyền tin quân đội Bắc Việt cùng những dụng cụ đặc biệt. Khoảng 4:30 chiều, một chiếc trực thăng đến, gọi máy liên lạc cho Cavaiani chuẩn bị với một lời ngắn gọn “Đây là chuyến trực thăng cuối cùng cho bẩy người”. Cavaiani lớn tiếng phản đối, dưới quyền anh ta vẫn còn con số đông gấp bốn lần! Đơn vị SOG không bỏ rơi những biệt kích quân người Thượng của mình, và anh ta không muốn là người đầu tiên làm chuyện này. Cavaiani đã làm đúng lời nói danh dự của mình, đưa Milsap cùng với 6 người lính Thượng lên chiếc trực thăng cuối cùng.

        Đến lúc đó, Cavaiani đã di tản được 68 người, trong đó có 15 người bị thương. Trong đài tiếp vận còn lại 19 biệt kích quân Thượng, bốn quân nhân LLĐB/VN, Jones (bị thương nhẹ) và Cavaiani. Anh ta vẫn không hiểu chuyện gì đã xẩy ra... Vẫn chưa đến 5:00 giờ chiều, thời tiết rất tốt, trong sáng... và đơn vị SOG không xin được trực thăng để di tản! Điều này khó hiểu!

        Sau đó một trực thăng cấp cứu CH-53 Jolly Green thuộc Không Lực Hoa Kỳ cất cánh từ Thái Lan trên đường đến đài tiếp vận Hickory. Nhưng khi chiếc Sikorsky còn cách bẩy dặm, viên phi công liên lạc cho biết, chiếc trực thăng phải quay về, nếu không anh ta sẽ bị đưa ra trước tòa án quân sự.

        Chuyện bỏ rơi quân nhân đơn vị SOG do sĩ quan cao cấp trong một sư đoàn có nhiệm vụ biệt phái một đơn vị trực thăng cho đơn vị SOG xử dụng. Ông tướng này đã ra lệnh chấm dứt yểm trợ cho đơn vị SOG lúc 5:00 giờ chiều. Khi ông ta biết được, bộ chỉ huy SOG trong Saigon qua “tần số nội bộ”, xin được chiếc “Jolly Green” CH-53, Sikorsky từ bên Thái Lan (Đệ Thất Không Lực Hoa Kỳ), ông ta liên lạc thẳng với bộ tư lệnh MACV... và chiếc trực thăng khổng lồ, Jolly Green phải quay trở về Thái Lan.

        Chuyện xẩy ra trước đó khoảng hai tuần lễ, khi một sĩ quan cao cấp trong bộ tư lệnh sư đoàn, ra lệnh cho đơn vị SOG hoàn trả lại phi đoàn trực thăng đang biệt phái cho bộ chỉ huy Bắc (CCN). Điều này không thể được, đúng lúc đó các toán biệt kích SOG đang chiến đấu cho mạng sống của họ trên đất Lào. Đại tá Pezzelle nói rằng, viên sĩ quan Lục Quân không hiểu thế nào là Chiến Tranh Ngoại Lệ.

        Mặc dầu đại tướng Creighton Abrams tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV, lên thay tướng Westmoreland) đã ra lệnh, sư đoàn Bộ Binh (có thể là sư đoàn 101 Nhẩy Dù, hoặc TQLC/HK) phải cung cấp trực thăng cho đơn vị SOG. Nhưng viên sĩ quan Bộ Binh cao cấp biết đi đường vòng. Đại tá đơn vị SOG Pezzelle nói rằng “Họ có nhiều cách để từ chối, viện lý do này, lý do nọ... Trực thăng không có sẵn... Chúng tôi gặp trở ngại trong vấn đề bảo trì... Nhiều trực thăng bị trúng đạn rơi, hoặc hư hại...”

        Đại tá Pezzelle cùng với vị chỉ huy trưởng đơn vị SOG đã nhiều lần lên gặp tướng Abrams, trình bầy vấn đề... Nhưng tướng Abrams chỉ muốn đơn vị SOG “tự giải quyết” vấn đề!

        Kết qủa việc tranh chấp này đưa đến “thảm họa” ngày 4 tháng Sáu năm 1971 nơi đài tiếp vận Hickory. Cavaiani cùng với Jones cứ đưa mắt nhìn lên trời, mong đợi trực thăng đến di tản, nhưng trực thăng sẽ không bao giờ đến nữa. Lúc trời sắp tối, Cavaiani trao máy truyền tin cho Jones rồi đi một vòng quan sát, tổ chức vấn đề phòng thủ. Đài tiếp vận có hình dáng như cái “yên ngựa”, đỉnh cao hai bên, chỗ trũng ở giữa là bãi đáp trực thăng. Không đủ người phòng thủ, Cavaiani ra lệnh rút lên phòng thủ đỉnh núi phiá bắc.

        Đến 7:00 giờ tối, mặt trời đã khuất sau ngọn núi Cơ Rốc, bầu trời trở nên đen tối với lớp sương bao phủ đài tiếp vận Hickory. Một phi cơ AC-119 Stinger (Hỏa Long) thuộc Không Lực Hoa Kỳ lên bao vùng. Tiếp theo là tiếng nổ lớn của qủa mìn phòng thủ, rồi bóng đêm trở lại với sự im lặng của tử thần. Phi cơ AC-119 không thể tác xạ được vì lớp sương che phủ quá dầy, không nhìn rõ ở dưới.

        Độ nửa tiếng đồng hồ sau, những toán lính Bắc Việt bắt đầu di chuyển vào bãi đáp trực thăng. Đơn vị phòng thủ bắn xuống, nhưng quân Bắc Việt chỉ khựng lại ít lâu, rồi tiếp tục tiến băng qua bãi đáp, áp sát vào chân đỉnh núi phiá bắc. Cavaiani ra lệnh tất cả lui vào bên trong pháo đài. Khi các biệt kích quân Thượng vừa lui, địch quân tấn công, một viên đạn AK-47 trúng sớt qua lưng Cavaiani, nhưng vết thương không nặng.

        Vào bên trong pháo đài, Cavaiani yêu cầu phi cơ AC-119 oanh kích ngay trên đầu toán quân biệt kích vì lính Bắc Việt đã bao vây tràn ngập, và các biệt kích quân đã vào bên trong pháo đài kiên cố. Nhưng viên phi công từ chối vì lý do an toàn cho quân bạn. Cavaiani yêu cầu thêm lần nữa, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm, nhưng viên phi công AC-119 vẫn từ chối.

        Lính Bắc Việt đi từng căn hầm ném lựu đạn vào. Một qủa lựu đạn rơi vào trong pháo đài, nơi những biệt kích quân còn lại đang tử thủ, nổ dữ dội làm Jones bị thương nặng. Anh ta nói với Cavaiani, “Đủ rồi Jon, tôi ra đầu hàng”. Nói xong Jones bò ra khỏi căn hầm, rồi một loạt đạn AK-47 nổ vang, Jones rơi trở vào bên trong, chết. Thêm một qủa lựu đạn nữa ném vào trong hầm, sức ép làm Cavaiani bất tỉnh.

       Đến khi Cavaiani tỉnh lại, trong bóng tối đen như mực, anh ta biết mình bị thêm một vết thương nơi chân, và hai lỗ tai chẩy máu vì sức ép qủa lựu đạn. Quân Bắc Việt đã rút đi, Cavaiani gượng đứng dậy lết ra khỏi đài tiếp vận hoang tàn đổ nát, từ từ đi xuống núi, ra khỏi rặng núi Cơ Rốc.

        Cứ như thế, trong mười ngày kế tiếp, Cavaiani vừa bò, vừa lết đến căn cứ hỏa lực Fuller, đơn vị bạn gần nhất. Lúc đó gần 3:00 giờ sáng, anh ta kiệt sức, định ngủ một giấc, đợi đến sáng mới vào căn cứ trình diện (cho an toàn, sợ bị bắn lầm). Mờ sáng hôm sau, năm người lính Bắc Việt dí mũi súng AK vào lưng Cavaiani dẫn đi... qua Lào trở thành tù binh.

        Quân đội Bắc Việt dùng xe vận tải chở Cavaiani, hai biệt kích Thượng và một người thông ngôn đến Vinh, rồi từ đó lên xe lửa ra Hà Nội. Đến tháng Ba năm 1973, Cavaiani được trao trả trong chương trình “Trở Về” (Homecoming). Anh ta được ân thưởng huy chương Danh Dự (Medal of Honor) năm 1974.


Dallas, TX.

vđh 


ĐẠI TÁ ROBERT LEWIS HOWARD
CCC – Medal of Honor 


        Ngày 22 tháng Hai năm 2010, đại tá hổi hưu Robert lewis Howard (MOH) sẽ được đưa đến nơi an nghỉ trong nghỉa trang Quốc Gia Arlington. Đại tá Howard đã đưa tên tuổi mình vào trong toà nhà Danh Dự Biệt Động Quân Hoa Kỳ (Ranger Hall of Fame) năm 2005. Ông ta chính thức về hưu năm 2006 sau thời gian phục vụ 52 năm cho quốc gia.

        Đại tá Howard lớn lên ở Opilika, Alabama, gia nhập quân đội ở Montgomery với cấp bậc binh nhì năm 1956 lúc mới mười bẩy tuổi. Ông ta giải ngũ với cấp bậc đại tá, và là người được nhiều huy chương nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong khi đa số người Mỹ đều biết Audie Murphy là quân nhân đạt được nhiều huy chương nhất trong trận Đệ Nhị Thế Chiến, nhưng chỉ một số rất ít người biết đại tá Howard có nhiều huy chương hơn Audie Murphy. Chỉ có 3448 người Hoa Kỳ được ân thưởng huy chương Danh Dự (Medal of Honor), và hiện tại 90 người vẫn còn sống.

        Đại tá Howard được biết là người nhận huy chương Danh Dự, nhưng ít người biết khi ông ta còn mang cấp bậc trung sĩ, trung sĩ nhất trong đơn vị Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát thuộc bộ Tư Lệnh Quân Viện (MACV), đã được đề nghị ân thưởng huy chương Danh Dự trong ba trường hợp khác nhau, trong vòng mười ba tháng trong năm 1967-1968. Hai lần đầu bị giảm xuống vì nhu cầu bảo mật của đơn vị mà ông ta đang phục vụ. Lần đầu xuống huy chương Phục Vụ Xuất Sắc (hạng nhì, Distinguished Service Cross chỉ thua huy chương Danh Dự), lần thứ hai xuống Ngôi Sao Bạc (hạng ba, Silver Star). Lần thứ ba cũng bị xuống huy chương Phục Vụ Xuất Sắc nhưng sau đó nâng lên thành huy chương Danh Dự.

        Lần được đề nghị nhận lãnh huy chương Danh Dự thứ ba, lúc đó ông ta mang cấp bậc trung sĩ nhất, trung đội phó một trung đội xung kích Hornet Force, đi cấp cứu một quân nhân Hoa Kỳ Robert Scherdin trên đất Miên ngày 30 tháng Mười Hai năm 1968.

        Đại tá Howard được thăng cấp đặc cách (rất đặc biệt) từ thượng sĩ lên trung úy năm 1969 và được ân thưởng huy chương Danh Dự do Tổng Thống Richard M. Nixon trong tòa Bạch Ốc năm 1971. Đại tá Howard còn nhận được rất nhiều huy chương đủ loại khác, kể cả tám Chiến Thương Bội Tinh.

        Đơn vị Nghiên Cứu Quan Sát (MACV-SOG) thực hiện những cuộc hành quân bí mật (được bảo mật), xâm nhập trên đất Lào, Miên và miền bắc Việt Nam. Quân nhân tình nguyện phục vụ trong đơn vị này phải thi hành những nhiệm vụ nguy hiểm nhất trong quân đội Hoa Kỳ. Đại đội thám sát chỉ có 60 người ở Kontum là đơn vị ông ta phục vụ, cũng là đơn vị nhỏ nhất trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam được ân thưởng tất cả năm huy chương Danh Dự.

        Câu chuyện về đại tá Howard được tác giả John Plaster nhắc đến trong quyển sách nổi tiếng “SOG Những trận chiến bí mật của Biệt Kích Quân Hoa Kỳ tại Việt Nam”.



        CHIẾN CÔNG:

        Với lòng dũng cảm, hy sinh cả mạng sống của mình để phục vụ. Trung úy Howard (lúc đó là trung sĩ nhất) đã chứng tỏ khả năng, lòng quả cảm khi đảm nhiệm chức vụ trung đội phó một trung đội (xung kích, Hornet Force), gồm những quân nhân Việt-Mỹ (đa số là người Thượng) trong một nhiệm vụ cấp cứu quân nhân Hoa Kỳ trong một khu vực do địch quân kiểm soát (thực ra trên đất Miên). Trung đội này vừa xuống trực thăng, đang di chuyển ra khỏi bãi đáp thì bị khoảng hai đại đội địch quân tấn công.

        Ngay từ phút đầu tiên, trung úy Howard đã bị thương và khẩu súng của ông ta đã bị hư hại vì lựu đạn. Trung úy Howard trông thấy người trung đội trưởng bị thương nặng và nằm kẹt trước hỏa lực của địch. Mặc dầu đã bị thương nơi chân không bước đi được và không có vũ khí, trung úy Howard vẫn bò lên trước hỏa lực của địch lôi cấp chỉ huy bị thương về vị trí phòng thủ. Trong khi đang tháo đồ trang bị, băng bó vết thương cho viên sĩ quan trung đội trưởng, một viên đạn của địch trúng vào hộp đựng đạn của ông ta. Lúc đó trung úy Howard nhận định rằng phải chỉ huy trung đội chiến đấu vì lúc đó đang rối loạn hàng ngũ bị địch tấn công bất ngờ.

        Với lòng can đảm, trung úy Howard đã tổ chức được phòng tuyến chiến đấu. Ông ta bò đến từng vị trí, động viên tinh thần binh sĩ, băng bó cho người bị thương. Sau ba tiếng rưỡi đồng hồ, trung đội (Hornet Force) được phi cơ yểm trợ, đã chống trả quyết liệt làm địch quân phải rút lui và trực thăng vào đưa trung đội về căn cứ.

        Trung Úy Howard đích thân điều động cuộc rút quân, cho đến khi tất cả mọi người đã lên trực thăng. Trung úy Howard đã chứng tỏ lòng dũng cảm, gương can đảm đối với thuộc cấp, đem vinh dự về cho quân đội.



        HIỆP SĨ KHIÊM TỐN (Đại tá Robert L. Howard 1939-2009)

        Năm 1968, đại tá Robert L. Howard, một trung sĩ nhất 30 tuổi là người khỏe mạnh nhất trong căn cứ. Với bộ ngực nở nang của người tiều phu, đốn củi, tinh thần cương quyết. Tôi là một trong số rất ít quân nhân LLĐB cùng chung đơn vị với Bob trong đại đội thám sát 60 người trên Bộ Chỉ Huy Trung (CCC). Một đơn vị Mũ Xanh LLĐB tối mật, hoạt động sau phòng tuyến của địch. Là một đơn vị thuộc Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (SOG), chúng tôi có nhiệm vụ xâm nhập, dò thám, đột kích, ngan chặn, phá hoại hệ thống đường mòn HCM trên đất Lào và Miên.

        Howard rất nổi tiếng. Tất cả phim ảnh do tài tử John Wayne, Clint Eastwood đóng, gom lại cũng chưa đủ để so sánh với con người thật của Bob Howard. Trên giấy tờ, ông ta được ân thưởng tám Chiến Thương Bội Tinh, nhưng thật ra bị thương tất cả mười bốn lần. Sáu lần, ông ta quyết định... chưa xứng đáng để nhận huy chương. Nên nhớ rằng, mỗi lần ông ta bị thương thì mười lần ông ta xuýt chết, bạn thử tưởng tượng... chiến công của ông ta. Ông ta xứng đáng được xếp hạng những anh hùng vĩ đại của người Hoa Kỳ như: Davy Crockett, Audie Murphy...

        Cho rằng ông ta là anh hùng cũng không phải là điều “phóng đại”. Một lần, hai tên khủng bố VC lái Honda chạy ngang căn cứ ném một quả lựu đạn vào nhóm quân nhân Hoà Kỳ đang đứng (bộ chỉ huy Trung CCC trên Kontum, xây căn cứ hành quân tiền phương B-15 nằm hai bên quốc lộ 14, xe cộ thường dân có thể đi ngang qua). Trong khi mọi người nhanh chóng chạy tìn chỗ trú ẩn, Howard bình tĩnh, giựt khảu M-16 của binh sĩ đang canh gác, qùy xuống nhắm, bắn chết một tên, rồi chạy bộ đuổi theo bắn chết tên thứ hai.

        Một lần khác, Howard đang ngồi trên trực thăng với Larry White và Robert Clough bay sang Lào. Viên phi công (không ngờ) đáp xuống giữa hai chiếc trực thăng được ngụy trang rất kỹ của quân đội Bắc Việt. Địch quân cũng... không dè, rồi súng AK-47 nổ vang vào chiếc trực thăng Huey của bộ chỉ huy Trung (CCC). White bị trúng ba viên đạn rơi ra khỏi trực thăng, Howard cùng với Clough nhẩy vội ra, khai hỏa khẩu CAR-15, lôi White lên trực thăng, rồi chiếc trực thăng với đầy vết đạn AK bay khập khiễng trở về căn cứ.

        “Khi biết Bob Howard đang trên đường đến cứu, bạn rất nhiều hy vọng”, trưởng toán biệt kích SOG Lloyd O’Daniels kể lại chuyến đi cứu Joe Walker. Toán biệt kích của anh ta cùng với một trung đội xung kích Hornet bị quân đội Bắc Việt tràn ngập tại vị trí gần một xa lộ lớn trên đất Lào. Walker bị thương nặng không di chuyển được, lẩn trốn cùng với một binh sĩ người Thượng.

        Howard cùng với một chục binh sĩ Thượng từ bộ chỉ huy Trung (CCC) được trực thăng đưa vào khu vực để cứu Walker. Khu vực đơn vị SOG bị tràn ngập vẫn còn rất nhiều lính Bắc Việt, họ đợi đến tối mới xâm nhập vào khu vực. Vì trời tối, Howard phải mò mẫm từng xác chết, nghe tiếng tim vẫn còn đập, và chân dài (người Hoa Kỳ). Rồi tới đúng Walker, Howard nghe ông bạn nói khẽ “Mày... là thằng bạn dễ thương lắm”. Rồi Howard cõng Walker trở về an toàn.

        Được mời đến tòa Bạch Ốc trong ngày lễ Tưởng Niệm (Memorial Day). Sau khi Tổng Thống Nixon choàng huy chương Danh Dự vào cổ Bob Howard, Tổng Thống Nixon hỏi Howard muốn làm gì trong ngày lễ Memorial Day? Ăn trưa với Tổng Thống, thăm tòa Bạch Ốc... Hiệp Sĩ Khiêm Tốn trả lời, muốn đến thăm mộ Chiến Sĩ Vô Danh trong nghĩa trang Quốc Gia Arlington... ông ta muốn tâm sự, chia xẻ với những người đã đi trước ông ta.

(Thiếu tá John L. Plaster)

 Theo tài liệu: Patrolling, ấn bản mùa Xuân 2010, Trung Đoàn 75/BĐQ/HK, trang: 22-25

Dallas, TX. April 18, 2010

vđh





CHUYẾN CÔNG TÁC CUỐI CÙNG
 Dick Meadows

by Maj. John L. Plaster, USAR (Ret.)



Lời giới thiệu: Dick Meadows là một huyền thoại trong đơn vị SOG. Ông ta đã tham dự nhiều chuyến “Hành Quân Đặc Biệt”, từ Chương Trình Sao Trắng (Project White Star) bên Lào, đơn vị SOG, trận đột kích cứu tù binh Sơn Tây, đơn vị Delta, v.v... Không cần nhắc đến cấp bậc của ông ta, thượng sĩ, đại úy, thiếu tá... tất cả mọi người trong binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt đều biết ông ta. Meadows là Meadows.



-          Tôi có “vấn đề”. Dick Meadows nói với tôi qua điện thoại. “Tôi sắp chết, John”

        Như tiếng sét đánh, tôi sợ mình nghe không rõ. Trước đó mười ngày, Dick Meadows đang “công tác” ở trung Mỹ (chống lại bọn đầu não ma túy), rồi tự dưng cảm thấy mệt mỏi, phải trở về Hoa Kỳ. Bác sĩ cho biết ông ta bị chứng bệnh ung thư xương, ở thời kỳ chót. Mới 64 tuổi, Dick Meadows có bề ngoài khỏe mạnh, chắc chắn và rất tự tin.

-          Được (sống) bao lâu nữa?   

-          Một tuần lễ!

        Dick Meadows nói đúng, lúc nào cũng đúng... sáu ngày sau, ông ta từ giã bạn bè, cõi đời.



MỘT CHIẾN SĨ CAN ĐẢM.

        Không một ai như Dick Meadows, ông ta sinh năm 1947 trong một gia đình nghèo khó ở tiểu bang West Virginia. Dick khai gian tuổi để được vào lính nhẩy dù năm 15 tuổi, nổi tiếng trong trận chiến Hàn Quốc, đeo lon thượng sĩ năm 20 tuổi (Thượng sĩ trẻ nhất trong quân đội Hoa Kỳ). Sau đó ông ta xin chuyển qua Lực Lượng Đặc Biệt và học hỏi rất nhanh, làm nhiều cấp chỉ huy ngạc nhiên vì trình độ học vấn của Dick chỉ tới lớp chín.

        Sau đó Dick được chọn, gửi qua Anh học hỏi trong đơn vị biệt kích lừng danh của người Anh SAS hai năm. Kết qủa người vợ của Dick, Pamela là con gái của một ông trung sĩ trong đơn vị SAS.

        Trong những năm đầu thập niên 1960, Dick được tuyển mộ bí mật, đưa sang Lào, phục vụ trong chương trình White Star. Cấp chỉ huy tuyển mộ ông ta chính là đại tá Arthur “Bull” Simon (có một thời làm chỉ huy trưởng đơn vị SOG. Ông này làm chuyện gì cũng kéo theo Dick Meadows), và toán LLĐB/HK huấn luyện sắc dân thiểu số người Kha ở bên Lào chống lại quân cộng sản Pathet Lào. Chương trình White Star trở về Hoa Kỳ khi hiệp định Genève tuyên bố  “trung lập hóa” nước Lào.

        Trong cuộc chiến Việt Nam, đơn vị SOG với những hoạt động bí mật, có những trưởng toán biệt kích ngại hạng. Chính trong đơn vị này, ngôi sao Dick Meadows sáng chói. Ông ta phục vụ hai năm, làm trưởng toán biệt kích Iowa, chỉ huy những biệt kích quân người Nùng xâm nhập sâu vào hậu phương địch trên đất Lào và miền bắc Việt Nam. Trước mỗi chuyến xâm nhập, Dick Meadows lập sa bàn mục tiêu xâm nhập, để toán biệt kích nhớ điạ hình, điạ vật khu vực thám sát. Theo lời thiếu tá Scotty Crerar, Dick Meadows làm tất cả, mình có thể quay phim sự chuẩn bị cho toán biệt kích Iowa để huấn luyện các toán biệt kích khác.

        Toán biệt kích Iowa của Meadows nổi tiếng trong đơn vị SOG về số tù binh Bắc Việt bắt được. Đại tá Jack Singlaub (sau này lên tướng) cựu chỉ huy trưởng đơn vị SOG cho biết, toán biệt kích Iowa phá kỷ lục, đem về 13 tù binh Bắc Việt. Một lần, Meadows bố trí toán biệt kích dọc theo một đường mòn để bắt sống một lính Bắc Việt, không ngờ năm tên xuất hiện. Meadows nhẩy ra giữa đường hô to “Chào qúy vị! Các bạn bây giờ là tù binh.”. Ba trong số năm người lính Bắc Việt đưa súng AK-47 lên, Meadows nổ súng bắn chết cả ba rồi bắt sống hai người còn lại. Một người cũng nổi tiếng trong đơn vị SOG, đại úy Ed Lesesne nói về Meadows “Anh ta là một tay súng thượng hạng, rất trầm tĩnh!”

        Cựu chỉ huy trưởng đơn vị SOG, Donald “Head Hunter” Blackburn, rất nổi tiếng trong trận đệ nhị thế chiến về đánh du kích, rất quý mến Dick Meadows, coi như con. Chính quyền miền bắc vẫn chối cãi không hề đưa quân vào miền nam. Năm 1966, Dick Meadows cùng toán biệt kích Iowa đem về một số hình ảnh, quân đội Bắc Việt đang di chuyển trên đường mòn HCM vào miền nam Việt Nam.

        Một chuyến xâm nhập khác, toán biệt kích Iowa quan sát lính Bắc Việt cùng với dân công đang di chuyển trên đường 110 ở bên Lào, Dick Meadows bò lên chụp nguyên cuộn phim 35mm từ máy chụp ảnh Pentax. Nhờ cuộn phim này, tướng Westmoreland có thể chứng minh cho Quốc Hội Hoa Kỳ, những hoạt động của quân đội Bắc Việt trên đất Lào.

        Vài tháng sau, Toán biệt kích Iowa khám phá được một kho chứa dụng cụ, cơ phận cho súng đại bác của quân đội Bắc Việt trên đất Lào. Các cơ phận đại bác quá nặng, không thể đem về được, nên Dick Meadows, lại chụp ảnh đem về. Đích thân chỉ huy trưởng đơn vị SOG đưa Meadows vào thuyết trình cho tướng Westmoreland, ông ta hết lời khen ngợi Dick Meadows cùng toán biệt kích Iowa. Nhờ những tấm ảnh này, bộ Quốc Phòng, Ngoại Giao Hoa Kỳ cho phép quân đội Hoa Kỳ bắn pháo binh vào vùng phi quân sự.

        Tướng Westmoreland, tư lệnh quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam rất qúy mến viên “Thượng Sĩ Trẻ”, ăn nói nhỏ nhẹ nhưng rất thành thực, thăng cấp cho Meadows một lúc ba bậc, từ thượng sĩ lên đại úy.

        Trong tháng Mười năm 1966, chỉ huy trưởng đơn vị SOG, Jack Singlaub chọn Meadows chỉ huy một toán biệt kích SOG xâm nhập miền bắc Việt Nam. Trước đó chỉ có những toán biệt kích người Việt Nam mới nhẩy dù xuống miền bắc (Oplan 34). Nhiệm vụ dành cho toán biệt kích SOG, ra miền bắc cứu phi công Hoa Kỳ bị bắn rơi ngoài bắc. Hải Quân trung úy (Hải Quân Hoa Kỳ có phi cơ riêng) Deane Woods nhẩy dù xuống một vùng rừng núi khoảng giữa thành phố Vinh và Hà Nội. Sâu trong đất liền khoảng 30 dặm, và đã lẩn trốn được vài ngày.

        Toán biệt kích SOG gồm 13 người được trực thăng Hải Quân đưa từ hàng không mẫu hạm Intrepid vào khu vực tìm kiếm trung úy Woods. Toán biệt kích di chuyển đến vị trí Woods chỉ còn cách 500 thước, quân Bắc Việt đã tới trước bắt sống viên phi công Hải Quân.





CHUYẾN GIẢI CỨU TÙ BINH SƠN TÂY

        Meadows tham dự chuyến hành quân cứu tù binh Hoa Kỳ bị giam (tình nghi) ở Sơn Tây nơi miền bắc Việt Nam. Trong tháng Mười năm 1970, cả thế giới biết chuyện Hoa Kỳ tổ chức hành quân giải cứu tù binh ở Sơn Tây, cách Hà Nội 23 cây số về hướng tây, nhưng không thành công.

        Meadows không phải là cấp chỉ huy lực lượng tấn công trong trận đột kích Sơn Tây, nhưng ông ta là người huấn luyện cho đơn vị biệt kích làm nhiệm vụ này. Và khi toán quân biệt kích Hoa Kỳ được trực thăng đưa vào đến trại tù binh Sơn Tây, Dick Meadows là người nói qua loa phóng thanh “Chúng tôi là người Hoa Kỳ. Tất cả nằm xuống, không được ngóc đầu lên (để tránh đạn lạc). Chúng tôi đến cứu... Sẽ đến buồng giam các bạn trong vòng một phút”

        Nhưng trại tù binh Sơn Tây trống rỗng, các tù binh Hoa Kỳ đã được đưa đến nơi khác. Mặc dầu tin tình báo không chính xác, nhưng chuyện giải cứu làm các tù binh Hoa Kỳ lên tinh thần, biết mình không bị bỏ rơi trong quên lãng. Chuyến giải cứu tù binh Sơn Tây được người Do Thái áp dụng, sáu năm sau trong chuyến giải cứu con tin ở Entebbe, Uganda.



NGƯỜI CỦA TA Ở TEHRAN

        Dick Meadows giải ngũ năm 1977, sau 30 năm phục vụ trong quân đội. Nhưng cũng không được lâu, khi đại tá Charlie “Chargin” Beckwith mời Meadows tham gia như một thường dân, huấn luyện cho đơn vị Delta, mới thành lập của ông ta. Trong tình bạn, tình chiến hữu, Meadows chỉ dẫn cho các quân nhân Delta, trở thành một đơn vị chống khủng bố hữu hiệu.

        Hết nhiệm vụ huấn luyện, Meadows lại về hưu năm 1980, chỉ được vài tháng rồi quay trở lại tiếp tay với đơn vị Delta trong chuyến giải cứu con tin bị giam ở Tehran, nước Iran. Không được tin tức từ văn phòng cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA ở Tehran, đơn vị Delta không có đủ tin tức tình báo để soạn thảo chi tiết kế hoạch cứu con tin.

        Lúc ban đầu, cơ quan CIA không đồng ý để cho Meadows vào “nằm vùng” trước trong Tehran. Họ cho rằng ông ta “tài tử, không che dấu được, không có hậu thuẫn và không được huấn luyện về ngành tình báo”. Meadows trả lời CIA, sẽ vào Tehran một mình, không cần sự trợ giúp của cơ quan CIA. Trước sự cương quyết, giám đốc cơ quan CIA Stansfield Turner đồng ý, làm cho Meadows một giấy thông hành (passport) giả mang quốc tịch Ireland. Người Iran không phân biệt được giọng Ireland và West Virginia, để cho ông “Richard Keith” một giám đốc sản xuất xe Âu châu qua cửa khẩu dễ dàng.

        Meadows dò thám tòa đại sứ Hoa Kỳ, đường xâm nhập vào thành phố cho đơn vị Delta, để ý những chỗ “thù nghịch”. Đề phòng tai mắt của Iran nơi nhà kho, cơ quan CIA và nhóm “tiền phương” LLĐB đã thuê sẵn để chứa xe cộ di chuyển, “đồ nghề” cần thiết cho đơn vị Delta, khi đã lọt vào thành phố.

        Trong kế hoạch giải cứu con tin ở Iran, Meadows sẽ hướng dẫn và đi theo toán biệt kích Delta tấn công vào nơi giam giữ con tin... Nhưng đơn vị Delta sẽ không bao giờ đến được Tehran. Nằm sâu trong sa mạc Iran, kế hoạch giải cứu con tin phải hủy bỏ, khi hai trực thăng chở đơn vị Delta đụng vào nhau (chết thêm một mớ), phải bỏ lại xác một trực thăng, cùng xác chết phi hành đoàn, biệt kích Delta trong sa mạc. Trong lúc vội vã rút lui trở ra hàng không mẫu hạm, đơn vị Delta bỏ lại hồ sơ, tài liệu, lòi ra tung tích Dick Meadows và nhà kho nơi tập trung toán biệt kích Delta, nhưng may mắn, ông ta bay thoát qua Turkey rồi trở về Hoa Kỳ.

        Dick Meadows còn dính líu đến vụ giải cứu hai nhân viên làm việc cho tỷ phú H. Ross Perot (hãng EDS) bị giam trong nhà tù Iran năm 1979. Chuyến này do cựu “xếp” của Meadows Arthur “Bull” Simon chỉ huy, và đã được Ken Follett viết sách năm 1983 và đã được quay phim “On Wings of Eagles”. Nhiều người được biết đến Dick Meadows khi hình ảnh ông ta xuất hiện trên trang bìa tuần báo Newsweek đầu thập niên 1980.



CHUYẾN CÔNG TÁC CUỐI CÙNG

        Mặc dầu thích câu loại cá bass, Dick Meadows vẫn không thể “về hưu”. Khoảng giữa năm 1980, ông ta tình nguyện trông coi một phi trường tiếp tế xăng trong vùng biển Caribbean nhằm mục đích tóm cổ những tay chuyển vận ma túy.

        Sau đó, Dick Meadows làm việc một thời gian ở Peru, giúp đỡ hững chủ đồn điền, nhà buôn chống lại sự khủng bố chống lại nhóm Sendero Luminosa. Nhóm này nhiều lần muốn thanh toán ông ta, nhưng không bao giờ thành công.

        Dick Meadows đã nói với tôi hai lần, rất tức tối vì không đủ khả năng, phương tiện trong trận “Chiến Chống Ma Túy” và nghi ngờ sự quyết tâm của chính quyền Hoa Kỳ. Mặc dầu không nằm trong danh sách trả lương của chính quyền Hoa Kỳ, ông vẫn làm việc hết khả năng, nhiều lần đứng làm trung gian, thương lượng để trả tự do cho công dân Hoa Kỳ bị bắt cóc ở nam Mỹ


HUY CHƯƠNG DANH DỰ CHO CÔNG DÂN HOA KỲ  

        “Với lòng can đảm, nêu cao tinh thần trách nhiệm, Thiếu Tá (giải ngũ) Richard Meadows đã đóng góp rất nhiều cho nền an ninh quốc gia. Sau khi tình nguyện vào quân đội ở tuổi 15, ông ta trở thành một Thượng Sĩ trẻ tuổi nhất trong quân đội Hoa Kỳ trong trận chiến Hàn Quốc. Sự phục vụ xuất sắc của ông ta trên cương vị một quân nhân Lực Lượng Đặc Biệt, một công dân bao gồm những hoạt động đằng sau phòng tuyến địch trong trận chiến Việt Nam và đã được ân thưởng xứng đáng. Tham dự chuyến giải cứu tù binh Hoa Kỳ ở Sơn Tây, gần thủ đô Hà Nội. Xâm nhập vào Tehran trong hành quân Desert One giải cứu con tin bị bắt giữ ở Iran. Là một người quan trọng trong việc thành lập, xây dựng đơn vị Delta. Ông ta vẫn tiếp tục nghe theo tiếng gọi của quê hương, tham gia những hoạt động nguy hiểm, và rất ít người hy sinh như thế cho quốc gia, cho người dân trong nước.”

Tổng Thống William J. Clinton (26/7/1995)

        Trong cuộc đời binh nghiệp, Dick Meadows chỉ thiếu huy chương Danh Dự (Medal of Honor) cao qúy nhất dành cho người Hoa Kỳ. Đại tá Elliot “Bud” Sydnor, chỉ huy trận đột kích Sơn Tây phát biểu “Nếu những cuộc hành quân Dick Meadows tham dự không phải bảo mật, anh ta sẽ là người nhiều huy chương nhất trong quân đội Hoa Kỳ”.

        Khi tỷ phú H. Ross Perot được biết tin Dick Meadows sắp chết, ông ta gọi điện thoại cho Tổng Thống Clinton, nói rằng Dick Meadows xứng đáng được ân thưởng huy chương Công dân Danh Dự. Và chiếc huy chương đã được trao cho gia đình Dick Meadows, do tướng Wayne Downing, tư lệnh Hành Quân Đặc Biệt, đại diện Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng “Ông ta là một vị anh hùng thầm lặng của người Hoa Kỳ”.



Dallas, TX. May 3, 2010

Vđh

BIỆT KÍCH NẰM LẠI
Steve Carpenter (Delta Recon 69-70)



        Nhiều cuộc hành quân kéo dài hơn vài tuần lễ hay một tháng. Một trong những cuộc hành quân đó xẩy ra trên căn cứ hành quân Mai Lộc, kéo dài trong khoảng thời gian từ tháng Tám cho đến tháng Mười Một năm 1969. Hành quân Delta, thiết lập căn cứ hành quân tiền phương (FOB) cách trại LLĐB Mai Lộc (A-101) khoảng nửa dặm về phiá bắc.

        Tiền đồn của toán A-101 LLĐB bị nội tuyến, và đủ chuyện bê bối, trong đó có cả trộm cắp, nên chẳng bao lâu, đạn súng cối của địch rơi vào căn cứ hành quân tiền phương của Delta. Quân đội Bắc Việt pháo kích lên bãi đáp trực thăng và một phi đạo nhỏ gần đó, mỗi khi có phi cơ cất cánh hoặc hạ cánh. Khi Delta nhận được thêm quân nhân tình nguyện, lên hành quân, họ được đưa vào một toán “đặc biệt” dưới quyền chỉ huy D. J. Taylor. Toán quân đặc biệt này tuần tiểu xung quanh khu vực trại LLĐB Mai Lộc và căn cứ hành quân tiền phương của Delta.

        Một lần toán “đặc biệt” đụng phải đám “bê bối” điạ phương (dân sự chiến đấu người Thượng) đang cất dấu vũ khí ăn trộm được trong trại LLĐB Mai Lộc. Trận đụng ngắn ngủi làm cho một binh sĩ Delta mới đến Tom Crosby bị thương nơi cổ. Anh ta được bác sĩ LLĐB Dennis McVey cứu sống, tuy nhiên câu chuyện về trại LLĐB Mai Lộc ... còn dài.

        Đến mùa thu, thời tiết trong khu vực trở nên xấu, phi cơ không thể bay yểm trợ cho hành quân Delta được nữa. Trần mây thật thấp, mưa nhiều, dai dẳng thêm gió thổi mạnh, hành quân Delta phải tạm ngưng, quay về Nha Trang nghỉ ngơi hai tuần lễ. Dịp này các cấp chỉ huy Delta, có thì giờ nghiên cứu lại tình hình chiến trường, khu vực hành quân được đơn vị Bộ Binh trao phó cho hành quân Delta. Cấp chỉ huy đơn vị Bộ Binh ngoài chiến trường, không muốn tin, hay phản ứng theo những tin tức các toán biệt kích Delta đem về.

        Trong khi đó, căn cứ hành quân tiền phương của Delta vẫn còn đó, vẫn phải có người trông nom, bảo vệ. Và có bốn người tình nguyện, ở lại làm nhiệm vụ “giữ nhà” này. Ngoài ra còn có thêm một đại đội, thuộc tiểu đoàn xung kích tiếp ứng (tiểu đoàn 81), đóng rải rác xung quanh, giữ an ninh căn cứ. Bốn quân nhân biệt kích tình nguyện ở lại gồm có: trung sĩ nhất Jim Thornton, trung sĩ Chester Howard, trung sĩ Bob “Archie” Inscore, và tôi (Steve Carpenter).

        Trong căn cứ hành quân tiền phương có vài dẫy lều dài cho toán biệt kích, binh sĩ công vụ, vũ khí đạn dược,. Thêm lều thuyết trình (khi có quan khách...), và lều làm trung tâm hành quân. Xung quanh căn cứ là mấy lớp hàng rào concertina (vòng tròn, chỉ cần đặt xuống đất, kéo dài ra), mấy đồ gây tiếng động như vỏ hộp sắt, lon bia, đồ hộp,... để báo động và mìn định hướng Claymore. Một ụ súng cối gần lều cho các toán biệt kích, và mấy thùng connex chứa thực phẩm và dụng cụ.

        Nhiệm vụ “giữ nhà” rất đơn giản, lúc nào cũng phải có người trực trung tâm hành quân. Đi tuần, xem xét xung quanh căn cứ. Thì giờ còn lại, uống bia, chơi bài. Việc làm hấp dẫn nhất trong một ngày là nâng mấy tấm ván làm sàn trong các dẫy lều, để xem có mấy con rắn chui vào tránh mưa gió.

        Một buổi tối, Jim Thornton đang trực trung tâm hành quân, Chester, Archie và tôi giật mình thức dậy vì tiếng súng nổ, và tiếng gọi phát ra từ máy truyền tin, đại đội xung kích nằm bên ngoài yêu cầu tác xạ súng cối yểm trợ. Là người chịu trách nhiệm xử dụng súng cối, tôi vội vàng xách khẩu súng cá nhân, dây đạn, chạy ra ụ súng cối 81 ly. Chester nằm trên nóc một thùng sắt connex, xử dụng máy truyền tin và nói với cho tôi nghe những yêu cầu tác xạ. Anh ta nằm trên một đường thẳng từ ụ súng cối về hướng tây bắc tuyến phòng thủ căn cứ, nơi địch đang tấn công.

        Chester cho tôi biết hướng, khoảng cách. Tôi quay hướng khẩu súng cối và sẽ la lớn “Đạn đi” để anh ta chuẩn bị, vì quả đạn 81 ly sẽ bay ngang qua đầu anh ta theo đường vòng cung parabol rơi xuống mục tiêu. Quả đầu tiên là quả đạn chiếu sáng, để tác xạ điều chỉnh. Tôi chỉ nghe một tiếng “bụp” nhỏ, quả đạn chiếu sáng ra khỏi nòng khẩu súng cối, bay rất chậm, rất yếu khoảng 20 bộ (feet), nổ ngay trên đầu thùng connex. Chester quay lại, mắt anh ta tròn xoe, to như hai cái điã ăn cơm tối, nhẩy xuống khỏi thùng connex, chạy lại ụ súng cối.

        Nhìn thấy điệu bộ “xanh mặt” của Chester, chân tay múa may, tôi tức cười quá, nhưng vẫn phải bỏ quả đạn khác vào. Lại một tiếng “bụp” nhỏ, quả đạn lại rơi bên trong hàng rào phòng thủ, cách ụ súng cối không xa. Lúc đó Archie cũng đã chạy ra ụ súng cối, chứng kiến tài nghệ bắn súng cối của tôi anh ta ôm bụng cười bò lăn trên mặt đất. Lúc đó đại đội xung kích bên ngoài yêu cầu bắn đạn nổ mạnh. Bực mình tôi mở thùng thuốc bồi khác cho vào... lúc đó đạn mới đi đến mục tiêu. Thì ra trời mưa, khí hậu ẩm ướt làm hỏng thùng thuốc bồi đã khui ra.

        Cũng may, địch quân chỉ đến quấy rối rồi rút đi. Kết quả trận đánh, xung quanh ụ súng cối 81 ly là mười một quả đạn lép, không nổ (phải phá hủy).

        Sáng sớm hôm sau, chúng tôi ra thu dọn chiến trường xung quanh ụ súng cối. Gom tát cả những viên đạn lép (chưa nổ chứ không phải không nổ), đem ra ngoài hàng rào, bỏ xuống một rãnh sâu, xếp đặt chúng lên nhau cẩn thận. Sau đó tôi cho thêm vào 5 cân Anh (pounds, lbs) chất nổ plastic C-4, sợi dây cháy chậm 30 phút, rồi tất cả chạy trở vào trong trại để chứng kiến “qủa bom” nổ chậm. Đúng giờ, một tiếng nổ long trời vang dội cả khu vực, tiếp theo là một cuộn khói đen bốc lên cao. Một chiếc phản lực Phantom F-4 bay ngang căn cứ, anh phi công vào tần số hỏi “Các anh vừa mới bị ăn bom nguyên tử phải không?”

Dallas, TX. April 2, 2010.

vđh 



LẠCH NƯỚC VÔ DANH
Michael Hayes

        Chuyến hành quân xâm nhập của đơn vị SOG ngày 21 tháng Ba năm 1970 trong khu vực rừng núi Ratanakiri được giữ bí mật. Toán biệt kích SOG sáu người gồm có quân nhân Mũ Xanh LLĐB/HK và mấy biệt kích quân người Thượng. Những cuộc hành quân ngoại biên của đơn vị SOG thường được trực thăng phát xuất từ các căn cứ hành quân tiền phương (của đơn vị SOG) trong phần đất nam Việt Nam đưa đi, và không được chính thức (official) công nhận. Những quân nhân thuộc đơn vị này được huấn luyện, trang bị tối tân, không đeo phù hiệu khi hành quân, là một phần trong trận “Chiến Tranh Ngoại Lệ”, dưới danh hiệu Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (Study and Observation Group) hay gọi là SOG cho tiện.
        Bắt đầu từ năm 1964, theo lệnh của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Robert McNamara. Đơn vị SOG được thành hình, có tổ chức như cơ quan OSS Hoa Kỳ trong trận thế chiến thứ hai. Người Hoa Kỳ rất cần những tin tức tình báo về những cuộc chuyển quân của quân đội Bắc Việt vào miền nam Việt Nam. Quân đội Bắc Việt đã xây dựng một hệ thống đường giao liên tiếp vận, xuyên qua vùng rừng núi hai nước láng giềng Lào và Miên, trước khi vào đến miền nam. Theo John Plaster, một cựu quân nhân phục vụ trong đơn vị SOG, chuyên gia về SOG, ông ta cho rằng trong năm 1967, quân đội Bắc Việt đã có mặt trên hai nước Lào và Miên hơn 100000 quân, trong số đó 40000 quân đuợc xử dụng trong nhiệm vụ bảo vệ hệ thống đường mòn HCM. Ngoài ra thêm khoảng 100000 quân đã vào đến miền nam.
        Đơn vị SOG lúc nào cũng có khoảng 40 quân biệt kích (nhiều toán) hoạt động trên đất Lào và Miên. Nhiệm vụ của các toán biệt kích SOG là xâm nhập sâu vào vùng địch kiểm soát, đặt máy nghe lén, phục kích, bắt sống tù binh đem về khai thác, gài mìn bẫy trên lộ trình địch di chuyển, phá hoại các kho tiếp vận, và dò thám các hoạt động của địch. Nhiệm vụ cho các toán biệt kích SOG rất nguy hiểm, con số tổn thất của đơn vị SOG lên đến hơn 50% và nhiều quân nhân Mũ Xanh làm việc cho SOG đã không trở về.
        Toán biệt kích xâm nhập hoạt động trong khu vực Ratanakiri đã đưọc ba ngày. Họ phải tránh né những toán quân truy lùng biệt kích của địch, để thâu thập tin tức tình báo về địch quân. Sau đó bị lộ, bắt buộc phải nổ súng để chạy, hai biệt kích quân đã trúng đạn, không biết sống chết nhưng các biệt kích còn lại vẫn phải tiếp tục chạy tìm đường sống. Một trực thăng cấp cứu đáp xuống một bãi đáp nhỏ cho toán biệt kích tả tơi leo lên. Chiếc trực thăng vừa bốc lên cao khoảng 100 thước, bị trúng đạn B-40 nổ tung, rơi xuống bốc cháy. Tất cả bẩy người trên trực thăng gồm biệt kích SOG và phi hành đoàn đều tử trận.
        Ba thập niên trôi qua, cuộc chiến Việt Nam như đã xa xưa, nhưng người Hoa Kỳ vẫn cố tìm cách đem về những người con của đất nước. Tiến sĩ C. E. “Hoss” Moore đứng giữa một lạch nước chỉ ngang đầu gối, mà ông ta đặt tên là “Lạch Nước Vô Danh” gần biên giới Lào-Việt, xem xét xác một chiếc trực thăng Huey UH-1H. Ông ta là một trong số tám người Hoa Kỳ cùng với một đoàn 80 người Miên bỏ ra bốn tuần lễ đi tìm xác bẩy quân nhân Hoa Kỳ tử trận năm 1970.
        Với tuổi chưa đến năm mươi, tiến sĩ Moore đến từ Kansas, khỏe mạnh có bộ ngực nở nang. Ông ta được miễn dịch vì bị lãng tai nên không phải qua Việt Nam, bây giờ muốn làm “điều gì đó” đền bù lại, để khép lại trang sử cuộc chiến Việt Nam.
        Ngôi làng người Miên gần nhất cách khoảng 30 cây số. Họ đã phải lội bộ băng rừng, xuyên qua những khu rừng rậm rạp, dường như chưa có người đặt chân đến. Thật khó tưởng tượng, chiến trang trước đây đã lan rộng đến khu rừng yên tĩnh này, bây giờ đã được công nhận là khu rừng Quốc Gia, có hổ, báo, voi, và gấu.
        “Trong những ô vuông đó, ‘Hoss’ là vua”, đại úy Matt Fuhrer, một nhà Nhân Chủng Học thuộc Lục Quân Hoa Kỳ phát biểu. Ông ta là người quyết định, đào xới ở đâu, độ sâu, và ai là người sẽ phải ra tòa làm chứng những năm sau đó. Câu chuyện không đơn giản như nhiều người thường nghĩ... Đi tìm xuơng cốt các quân nhân Hoa Kỳ và đem về...
        Nỗ lực ở Ratanakiri cũng có những điều phức tạp, một sự phối hợp giữa người Hoa Kỳ, Việt và Miên. Người Hoa Kỳ biết câu chuyện xẩy ra, nhưng không biết chắc chắn vị trí. Được một ông gìa đã 80 tuổi người Miên chỉ điểm, trước đây đã đi săn bắn ngang qua khu rừng và nhớ có trông thấy một xác trực thăng.  
        Trong tháng Ba năm 1997, một toán hỗn hợp Việt Miên dẫn đường, phát xuất trên phần đất  Việt Nam băng qua biên giới, đi đến khu vực Đuôi Rồng (Dragon’s tail). Sau bẩy ngày lặn lội, với bốn lần phải chặt cây kết bè băng qua suối, họ đến nơi. Ông gìa người Miên đưa họ đến nơi có xác chiếc trực thăng. Một người Hoa Kỳ bật khóc vì cảm động... không ngờ ông gìa 80 tuổi vẫn còn trí nhớ dai.
        Sau khi đã tìm được xác trực thăng, họ chặt cây rừng làm bãi đáp trực thăng (cho chuyên viên, nhân công), để chuẩn bị cuộc đào xới tìm xác quân nhân Hoa Kỳ, có lẽ sẽ bắt đầu khoảng giữa tháng Giêng năm sau. Người Hoa Kỳ lập một văn phòng ở Ban Lung, tuyển mộ nhân công, nhân viên giữ an ninh. Và thuê phi công Lào chuyên chở nhân công, nhân viên từ ngôi làng Ban Lung đến chỗ đào xới và trở về. Đến buổi chiều, họ đã khai quật được xác các quân nhân Hoa Kỳ. Sau đó họ đến một chỗ khác, bên ngoài làng Ban Lung, nơi một phản lực cơ Phantom F-4 bị rơi. Tuy nhiên giới chức Hoa Kỳ không muốn công bố chi tiết về các nạn nhân nhanh chóng, thủ tục còn mất thêm vài năm nữa ở Hoa Kỳ.

Ghi Chú: Phnom Penh Post, Volume 7, Number 4, February 27 – March 13, 1998
 Phần bổ túc của Clyde Sincere
        Ngày 24 tháng Ba năm 1970, toán biệt kích Pennsylvania, thuộc đơn vị MACV-SOG (Kế Hoạch 35), phát xuất từ Bộ Chỉ Huy Trung (CCC, Kontum), gồm ba quân nhân Hoa Kỳ, năm biệt kích quân người Thượng, được trực thăng Huey UH-1H, phi đoàn 170 đến cứu trong khi đã bị tổn thất trước hỏa lực mạnh mẽ của địch.
        Sau khi đã đem được toán biệt kích lên trực thăng, phi công trưởng, thiếu tá Michael D. O’Donnell gửi đi một điện văn báo cáo đã “bốc” được cả toán biệt kích tám người và đang chuẩn bị rời bãi đáp. Khi chiếc trực thăng vừa bốc lên cao, có một tiếng nổ lớn bên trong trực thăng. Chiếc trực thăng vẫn bay được thêm khoảng 300 thước, rồi thêm một tiếng nổ nữa, làm chiếc trực thăng rơi xuống đất. Máy bay quan sát cùng với đơn vị cấp cứu được điều động lên vùng, nhưng không thấy dấu hiệu có người sống sót.
        Trong tháng Giêng năm 1994, toán tìm kiếm hỗn hợp Việt-Mỹ phỏng vấn Lê Thanh Minh ở Kontum. Ông Minh cho biết, năm 1993 trong khi đi tìm kiếm nhôm (aluminum), ông ta khám phá ra một điạ điểm có máy bay bị rơi trên đất Miên. Ông ta trông thấy xương người và ba tấm thẻ bài, một hộp cứu thương và một ba lô. Ông ta cũng nghe nói có người Lào khám phá (lấy được) đồng hồ, nhẫn vàng, và khẩu súng CAR-15. Ông Minh nói thêm, chỗ máy bay bị rơi rộng khoảng 100 thước. Đuôi máy bay bị gẫy rời ra và có sơn số “262”. Ông ta trao cho người Hoa Kỳ mấy tấm thẻ bài, một tấm tên Berman Ganoe Jr., tấm kia John C. Hosken, cả hai nạn nhân thuộc phi hành đoàn chiếc trực thăng.
        Trong tháng Giêng năm 1998, một toán tìm kiếm hỗn hợp đến được vị trí chiếc trực thăng lâm nạn, lần này họ đã thành công. Xương cốt của phi hành đoàn cùng toán biệt kích được thâu hồi, cùng với thẻ bài, vũ khí của họ, cùng với vật dụng cá nhân. Đã bao nhiêu năm qua, những quân nhân can đảm “Bikini Red Three” (phi hành đoàn) cùng với toán biệt kích đơn vị SOG đã được trở về với gia đình của họ.

Dallas, TX.
vđh


GỌI ĐƠN VỊ THIẾT GIÁP GẦN ĐÓ
By Sherman R. Batman, SFC




        Trên căn cứ hành quân tiền phương 2 (FOB-2) trong mùa hè 1968, có câu chuyện vui ai cũng được nghe, tin đồn trưởng toán (1-0), toán phó (1-1) toán biệt kích Illinois lấy trộm một xe tăng của lữ đoàn 10 Thiết Giáp.

        Mùa Hè năm 1968, ở một nơi rất xa trong vùng Đông Nam Á, trên mảnh đất chiến tranh miền nam Việt Nam, một toán biệt kích vừa làm xong nhiệm vụ, trở về căn cứ hành quân tiền phương 2 (FOB-2) trên Kontum. Sáu ngày trong vùng rừng núi trở về, hai quân nhân Hoa Kỳ (trưởng, phó toán biệt kích) được người thông ngôn mời đến nhà ở ngoài phố Kontum ăn cơm.

        Sau khi thuyết trình về chuyến xâm nhập (nhiệm vụ cho trưởng, phó toán) cho ban tham mưu trong đơn vị, tắm rửa, thay bộ quần áo khác, hai người Hoa Kỳ đi ra bãi đậu xe, lấy chiếc xe Jeep để ra phố. Tại bãi đậu xe, họ gặp người biệt kích Nùng đã từng là một biệt kích, đã “giải ngũ” (có thể bị thương...) chào đón, trả lời là không có sẵn xe Jeep cho họ.

        Trưởng toán biệt kích Illinois, trung sĩ nhất Batman, toán phó Mike Tramel chửi thề “Cục cứt!”, rồi tự động lấy chìa khoá xe, lái một chiếc Jeep ra phố Kontum. Khi hai người lái xe ngang qua cầu (Dak Bla, cũng là tên của giòng sông), họ trông thấy một chiến xa M-48 A5 thuộc lữ đoàn 10 Thiết Giáp, đang bố trí phòng thủ, bảo vệ chiếc cầu.

        Đến nhà người thông ngôn, hai người Hoa Kỳ được đón tiếp rât nồng hậu, ăn uống thả dàn. Họ đi ra ngoài cho thoáng sau những cú 100% với mấy người bạn Việt Nam, rồi một xe Jeep của quân đội Hoa Kỳ có hai người trên xe chạy đến chỗ họ đang đứng. Cả Batman lẫn Tramel chưa gặp viên sĩ quan này lần nào.

        Một người bước xuống, đeo cấp bậc trung úy, trong bộ quần áo biệt kích “cọp vằn”, đeo súng M-16, bước lại hỏi “Ai là Batman?”. Batman xác nhận rồi hỏi “Có chuyện gì không?” Viên sĩ quan Hoa Kỳ trả lời “Anh xử dụng xe cộ của quân đội bất hợp pháp”. Hết sức ngạc nhiên, Batman hỏi một câu ngu xuẫn “Tôi... đã làm gì?”. Viên sĩ quan chỉ tay vào chiếc xe Jeep đang đậu bên kia đường “Anh lấy chiếc xe Jeep, đang đậu, không có phép và không ký giấy tờ”. Có lẽ do uống quá độ, Batman vẫn ngớ ngẩn, hỏi thêm “Giấy tờ...?”. Viên sĩ quan trả lời “Đúng, anh đã lấy trộm chiếc xe và tôi sẽ phạt anh”.

        Batman lúc đó nổi nóng, lên tiếng “Chúa Jesuit! Ông rơi xuống từ cành cây nào? Và ông ở điạ ngục nào đến đây?” Viên trung úy “hãnh diện” trả lời “Tôi là sĩ quan quân xa trong căn cứ hành quân tiền phương 2”. Batman nói “Trên căn cứ hành quân tiền phương 2, chúng tôi không có sĩ quan quân xa”. Viên trung úy chậm rãi trả lời “Tôi vừa được trung tá Smith chỉ định ngày hôm qua, và ông bạn đã lấy trộm một chiếc xe... của tôi”.

        Cả hai trưởng, phó toán biệt kích Illinois lúc đó mới rõ, Batman hỏi tiếp “Trung úy. Làm sao tôi có thể lấy trộm được một chiếc xe đã bị ăn cắp?”. Đến phiên viên sĩ quan bối rối “Anh muốn nói gì... chiếc xe đã bị ăn trộm?”.

        Đến lúc này Batman mới mỉm cười “Thưa Trung Úy! nếu chưa ai nói cho ông biết, để tôi nói cho ông nghe. Tất cả xe cộ trong bãi đậu xe ở căn cứ hành quân tiến phương 2 đều là xe ăn trộm của các đơn vị chính quy trong quân đội Hoa Kỳ... Cơ quan MACV-SOG chẳng có mẹ gì cả! Chúng ta đã lấy trộm tất cả những chiếc xe đó!”. “Anh nói chuyện vô lý! Tôi phải bắt giữ, đem anh về trại và làm lệnh phạt”. Batman tỉnh bơ “Tôi nói cho Trung Úy biết. Điều tốt nhất, ông có thể làm, lái một chiếc Jeep, để người binh sĩ Nùng lái chiếc kia, rồi cuốn gói... ra khỏi đây”. Biết đụng “găng tơ” thứ thiệt, viên trung úy cùng người biệt kích Nùng lái hai chiếc xe Jeep về căn cứ, để hai ông biệt kích Hoa Kỳ toán Illinois ở lại phố Kontum.

        Khuya hôm đó, cả hai ông biệt kích toán Illinois đã ngà ngà say mới chịu lội bộ ra về, còn xách theo chai rượu dở dang. Đến đầu cầu Dak Bla, cả hai trông thấy mấy người lính Thiết Giáp, mò lại rủ “bạn hiền” uống tiếp, tha hồ “bốc phét”. Một lúc sau mấy người lính Thiết Giáp mới biết chuyện, chiếc xe Jeep của hai ông biệt kích bị một viên trung úy “thâu hồi”. Họ tỏ vẻ bất bình “Người ta vừa mới trở về... từ cõi chết! Chơi như vậy... ai còn muốn đánh giặc!”. Và họ đồng ý chở giùm hai ông bạn biệt kích về căn cứ (cách đó không xa. Là một con đường thẳng, tôi đã từng đi bộ).

        Viên sĩ quan trung đội trưởng Thiết Giáp nói hai ông biệt kích leo lên chiếc xe Jeep (trinh sát) của họ, để đưa về, nhưng hai ông biệt kích thích “lộn xộn”, nói rằng “Khoan đã. Tôi tưởng anh em đưa chúng tôi về bằng chiếc xe tăng?” Viên sĩ quan Thiết Giáp “Cũng được. Sao không?”. Viên trung sĩ của họ cũng đồng ý. Batman thêm vào “Để cho Tramel lái xe thiết giáp”. Viên trung sĩ chắc cũng đã say, gật đầu vui vẻ.

        Rồi cả bọn leo lên chiến xa M-48, Tramel ngồi ghế tài xế, được ông bạn Thiết Giáp chỉ dẫn lái chiếc xe tăng trên quốc lộ 14 về căn cứ hành quân tiền phương 2. Đến trước cổng, Tramel bẻ cua gắt 90 độ rẽ vào cổng, người binh sĩ Nùng đang canh gác hốt hoảng kéo cổng ra nếu không chiếc xe tăng ủi xập. Tramel lái chiếc chiến xa đến ngay trước cửa phòng vị chỉ huy trưởng, rồi đậu lại.

        Trung tá Smith vừa tắm xong, đúng lúc chiếc chiến xa chạy đến, đậu ngay trước cửa, ông ta quay vào bên trong. Các tay “găng tơ” biệt kích khác bắt đầu bu lại xung quanh chiếc chiến xa M-48 vỗ tay khen ngợi Batman, Tramel “lấy trộm được một xe tăng của lữ đoàn 10 Thiết Giáp”. Lúc đó thiếu tá Smith (không liên hệ với trung tá Smith) chỉ huy phó, ở đâu bước lại nói lớn “Batman, trung tá Smith ra lệnh cho anh đem chiếc xe tăng ra khỏi căn cứ, nếu không ông ta sẽ sơn mầu đen và vẽ bảng số TN”.

        Thấy coi bộ không êm, họ lái chiếc xe tăng ra đậu trên quốc lộ 14, rôi rủ xa đội M-48 vào nhà ăn dùng bữa “cơm nóng”. Mấy ông Thiết Giáp thích quá, cả tuần lễ họ đã phải ăn đồ hộp, rồi tiếp theo họ được mời qua câu lạc bộ tiếp tục uống bia. Trước khi ra về, mấy ông Thiết Giáp còn hứa hẹn sẽ trở lại ngày hôm sau để dậy Tramel lái xe tăng cho nhuyễn.

        Sáng hôm sau, bầu trời thật đẹp, chiếc xe tăng M-48 với xa đội vẫn còn ngất ngư sau chầu bia rượu tối hôm trước đã đến căn cứ hành quân tiền phương 2. Batman và Tramel lại leo vào trong xe thiết giáp. Tramel ngồi vào ghế tài xế lái về hướng nơi đóng quân của đại đội xung kích Hatchet Force, ở đó có khoảng đất trống rộng lớn tha hồ tập lái.

        Con đường đất đỏ đi vào chỗ đóng quân của đại đội xung kích Hatchet Force rất hẹp, đủ rộng cho xe Jeep, chiếc M-48 do tài xế “biệt kích” Tramel lái cán bừa lên ràng rào concertina vào đến khu đất trống, rôi được huấn luyện xử dụng khẩu đại bác 90 ly trên chiến xa.

        Trong khi Tramel đang tập xử dụng tác xạ khẩu đại bác, vị đại đội trưởng, đại đội Hatchet Force ở đâu xuất hiện, chất vấn, các anh định làm gì ở đây... còn chiếc xe tăng kia nữa...? Batman, Tramel vội trả lời, chỉ có bãi bắn này mới trông trúng vào căn cứ đóng quân của lữ đoàn 3, sư đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ. Vị sĩ quan trả lời “Điều đó không giải thích được sự có mặt của hai người cùng với chiếc chiến xa”...

        Sau khi đốt cháy một ít tiền đóng thuế của người dân Hoa Kỳ, mấy người bạn Thiết Giáp “dễ thương” đưa chúng tôi trở về căn cứ hành quân tiền phương 2, rồi sau đó... họ cũng bị đổi đi nơi khác...



Dallas, TX.
vđh



HAI TOÁN BIỆT KÍCH SOG

        Đây là những điều ghi nhận về hai toán biệt kích, nói thẳng ra là đang lâm nguy, trông thấy cái chết trước mắt. Toán biệt kích Colorado, với Pat Mitchel làm trưởng toán (1-0), Lyn St. Laurent là toán phó (1-1), và David “Lurch” Mixter là nhân viên truyền tin (1-2). Toán biệt kích Colorado có tám người, ba Hoa Kỳ và năm biệt kích người Thượng. Toán thứ hai là Hawaii với Les Dover là trưởng toán (1-0), Regis Gmitter toán phó (1-1) và John Justice (1-2).

        Toán biệt kích Colorado đang chạy lấy thân, tìm đường sống. Toán Hawaii cố gắng tử thủ. Cả hai toán biệt kích đều báo cáo tín hiệu khẩn cấp “Prairie Fire” trên đất Lào gần hệ thống đường mòn HCM. Khu vực hành quân xâm nhập cho hai toán cách nhau khoảng mười dặm. Toán biệt kích bị một trung đội (hơn) khoảng 40 lính Bắc Việt tấn công, nhất quyết “xóa sổ” toán biệt kích, biến mất trên mặt đất.

        Khi toán Colorado báo tín hiệu cấp cứu “Prairie Fire”, David Mixter đã chết, cứu mạng trưởng toán Mitchel, xô anh ta qua một bên, nổ súng cùng lúc với một người lính Bắc Việt và cả hai cùng ngã xuống chết. Khi một toán biệt kích SOG trong hành quân Prairie Fire gửi tín hiệu cấp cứu “Prairie Fire”, một trong ba điều có thể hoặc đang xẩy ra: Đang chiến đấu với một đơn vị địch đông đảo hơn gấp bội. Bị địch quân bao vậy hoặc sắp bị bao vây. Hết đường thoát, nhìn thấy sự chết trước mắt.

        Có hai loại (hạng thấp hơn) khẩn cấp khác: “Chiến Thuật”, toán biệt kích chạm súng với địch, nhưng vẫn còn khả năng chiến đấu. Điều này có thể nâng lên “Prairie Fire” nếu tình thế không sáng sủa hơn, có vài người bị thương. Loại còn lại, khi có người trong toán biệt kích bị đau ốm bất ngờ, hoặc bị thương.

        Tất cả các phi công lái trực thăng võ trang (gunship), thả/bốc toán biệt kích (slick), khu trục cơ hoặc phản lực đều được lệnh rõ ràng. Họ sẽ phải làm gì khi nghe phi công lái máy bay thám thính, điều không tiền tuyến (FAC, Forward Air Controller) gửi đi tín hiệu khẩn cấp “Prairie Fire” trên hệ thống truyền tin. Theo luật, khi nhận được tín hiệu, họ phải tạm ngưng việc đang làm, bay đến cứu toán biệt kích SOG đang lâm nguy.

        Trong buổi chiều hôm đó, John “Plastic Man” Plaster là người thuộc đơn vị SOG, ngồi ghế sau trên chiếc FAC “Covey”, và đại úy Mike Cryer là phi công lái chiếc FAC, OV-10 Bronco. Họ vừa cất cánh rời Pleiku sau bữa ăn trưa và bay lên hành quân Prairie Fire trên đất Lào. Trên không phận hành quân Prairie Fire lúc đó chiếc Cessna của quân đội do Ken “Shoe Box” Carpenter ngồi ghế phi công. Trên đường bay qua Lào, phi công Cryer và Plaster để ý bầu trời rất trong sáng, một ngày rất đẹp trời trong tháng Giêng. Khi họ bay ngang qua trại LLĐB Ben Het, Cryer mở máy truyền tin để liên lạc với phi cơ Cessna (Carpenter), và trong vòng 35 phút kế tiếp, họ nghe được những lời cầu cứu của hai toán biệt kích trên mặt đất.

         Trên phi cơ thám thính FAC và trực thăng được trang bị máy vô tuyến để liên lạc hàng ngang với nhau. Tất cả mọi phi công đều nghe được lời đối thoại của những người khác và có thể chen vào nói chuyện, ngoại trừ toán biệt kích ở dưới đất. Trong những năm đầu, toán biệt kích chỉ được trang bị máy truyền tin PRC-25, tiêu chuẩn cho các đơn vị Bộ Binh. và mỗi người trong toán biệt kích được đem theo máy gửi tín hiệu khẩn URC-10 trong trường hợp khẩn cấp, toán biệt kích bị phân tán, thất lạc, v.v... Sau này các toán biệt kích SOG được trang bị máy truyền tin PRC-77 mạnh hơn, có thể bắt được làn sóng phi cơ bao vùng và liên lạc trực tiếp.

        Những lời cầu cứu đầu tiên nhận được trên “tần số” Prairie Fire phát ra từ người toán phó biệt kích (1-1) Hawaii, Regis Gmitter. Toán biệt kích ném qủa khói mầu đánh dấu vị trí, rồi tiếng John Plaster phát ra trên hệ thống truyền tin. (Người ngồi ghế sau trên chiếc FAC, thường là một biệt kích SOG, có nhiều kinh nghiệm, để liên lạc, hướng dẫn toán biệt kích). “Tôi đã nhìn thấy qủa khói của ông bạn (vị trí toán biệt kích). Bây giờ anh muốn “hỏa lực” (bom, đạn, hỏa tiễn) nện vào đâu?”. 

        Tiếp theo là tiếng gọi khẩn cấp, cắt ngang của trưởng toán (1-0) biệt kích Colorado, Pat Mitchel  “Chúng tôi chỉ còn có hai người. Mixter (nhân viên truyền tin) vừa mới trúng đạn chết vài phút. Mấy biệt kích quân Thượng đã chạy lạc mất, không còn ai. Chỉ còn hai đứa tôi (Pat Mitchel và Lyn St. Laurent). Địch quân bao vây xung quanh!”.

        Chuyện xẩy ra dưới đất, thực sự “bết” hơn nhiều. Toán biệt kích Colorado chỉ còn lại hai người, và Mitchel phải cõng người toán phó Lyn St. Laurent , đã bị thương nặng... Để ý, nghe những âm thanh đằng sau (background noises), tiếng gầm thét của trực thăng võ trang, cùng tiếng súng đại liên...




Dallas, TX.

vđh
 

HÀNH QUÂN BÍ MẬT BÊN LÀO, MIÊN


        Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Viện (MACV-SOG) thực hiện những cuộc hành quân bí mật, quy mô rộng lớn nhất kể từ sau trận đệ nhị thế chiến. Thường được gọi tắt là đơn vị SOG, đã hoạt động bí mật trên chiến trường Việt Nam trong tám năm.

        Những viên chức cấp lớn trong chính quyền Hoa Kỳ, có liên hệ tới đơn vị SOG, phải kể đến: Robert McNamara cựu bộ trưởng Quốc Phòng, Walt Rostow, Richard Helm, William Colby cựu trùm cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA, và đại tướng Westmoreland tư lệnh Quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam.

        Trong hơn hai năm, đơn vị SOG không được phép cho người (quân biệt kích) xâm nhập vào đất Lào, kể từ khi bắt đầu chương trình hành quân 34A (Oplan 34A, Hành Quân Ngoại Biên). Các cố vấn quân sự, không đồng ý đưa quân, cho người xâm nhập vào nước Lào, điều này vi phạm hiệp định Genève, không công nhận chủ quyền của nước Lào. Đến tháng Ba năm 1964, bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Hoa Kỳ đã thuyết phục bộ trưởng Quốc Phòng McNamara bãi bỏ lệnh cấm, với những bằng chứng, miền Bắc gia tăng số quân ở bên Lào và trên hệ thống đường mòn HCM.

        Trong mùa hè năm 1964, đơn vị SOG đã được phép đưa những toán biệt kích xâm nhập vào đất Lào để dò thám đường mòn HCM. Trong thời gian đó, quân đội Bắc Việt vẫn gia tăng mức độ chuyển quân, đồ tiếp vận trên đường mòn HCM bên Lào, và để đối phó đơn vị SOG đưa ra chương trình hành quân 35 (Oplan 35) trong mùa hè năm 1965. Những toán biệt kích SOG trong hành quân 35, bí mật xâm nhập vào khu vực phiá đông nước Lào dọc theo đường biên giới, dò thám, tìm kiếm những mục tiêu của địch trên đường mòn HCM như binh trạm, kho hàng... để chỉ điểm cho phi cơ Hoa Kỳ oanh kích, tiêu hủy.

        Hành quân 35 có bộ chỉ huy trong Saigon, và một bộ chỉ huy nhẹ ngoài Đà Nẵng. Từ hai thành phố lớn trong miền nam Việt Nam, ban tham mưu đơn vị SOG điều hành các toán biệt kích xâm nhập vào nước Lào. Những toán biệt kích đầu tiên được đưa lên căn cứ hành quân tiền phương Khâm Đức gần biên giới Lào-Việt. Năm toán biệt kích đầu tiên được đặt tên nhũng tiểu bang ở Hoa Kỳ: Iowa, Alaska, Idaho, Kansas và Dakota.

        Lúc ban đầu các toán biệt kích phải xâm nhập vào đất Lào bằng cách lội bộ (quân đội Hoa Kỳ vẫn chưa được phép xử dụng trực thăng bay vào nước Lào). Khu vực hành quân cũng giới hạn, các toán biệt kích chỉ được phép hoạt động phiá dưới vùng phi quân sự 50 dặm về hướng nam. Qua năm sau, đại sứ Hoa Kỳ tại Lào (Sullivan) không được “hãnh diện” trên phương diện ngoại giao nên các toán biệt kích không được xâm nhập sâu hơn 5 cây số trên đất Lào.

        Vì những điều giới hạn này, các toán biệt kích không thâu lượm được kết qủa mong muốn về các hoạt động của quân đội Bắc Việt trên đất Lào. Nhưng sau đó, bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Hoa Kỳ (Pentagon, Ngũ Giác Đài) cho phép các toán biệt kích SOG hoạt động dọc theo đường biên giới Lào Việt 200 dặm và tăng thêm số lượng hành quân xâm nhập.

        Hành quân 35 (Oplan 35) chia làm ba giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, các toán biệt kích SOG xâm nhập, tìm kiếm bộ chỉ huy đầu não, căn cứ, kho tiếp vận của quân đội Bắc Việt trên đất Lào, điều động các trận đánh bom, oanh kích tiêu hủy các căn cứ của địch. Những toán biệt kích SOG có khả năng đem về những tin tức của địch mà phi cơ quan sát, thám thính không thể nào khám phá ra được qua không ảnh. Thêm vào nữa, các toán biệt kích có thể bắt sống tù binh đem về khai thác hoặc cứu phi công Hoa Kỳ bị bắn rơi trong thời gian oanh tạc miền bắc.

        Trong giai đoạn thứ hai, đơn vị SOG được phép đưa những đơn vị cấp đại đội vào đất Lào tấn công các nơi đóng quân của địch do các toán biệt kích khám phá, tìm ra. Và trong giai đoạn cuối, đơn vị SOG tuyển mộ lính đánh thuê người thiểu số (Thượng) và tổ chức, xây dựng “kháng chiến” quân, chống lại quân đội Bắc Việt. Giai đoạn thứ ba này dựa theo chương trình “White Star” (Ngôi Sao Trắng), tổ chức, huấn luyện, trang bị cho sắc dân người Kha (thiểu số) đánh du kích, chống lại quân cộng sản Pathet Lào. Trong năm 1966, đơn vị SOG cho các toán biệt kích xâm nhập vào đất Lào 111 lần.

        Hành quân 35 được bộ trưởng Quốc Phòng McNamara nới rộng trong tháng Sáu năm 1967, với số lượng hành quân xâm nhập tăng gấp đôi. Số quân nhân biệt kích Hoa Kỳ trong đơn vị SOG, ba người tử trận năm 1966, tăng lên 42 trong năm 1967. Chương trình “Muscle Shoals” được thực hiện trong năm 1967, các toán biệt kích SOG xâm nhập Lào gắn máy điện tử, theo dõi các cuộc chuyển quân của quân đội Bắc Việt. Hầu hết các máy điện tử được phi cơ thả xuống, nhưng một số vị trí chiến thuật quan trọng trên đường mòn HCM vẫn phải do các toán biệt kích đem vào gắn. Các toán biệt kích SOG còn có nhiệm vụ giải cứu tù binh, hoặc phi công bị bắn rơi trên đất Lào.

        Hà Nội phản ứng chống lại các toán biệt kích SOG xâm nhập vào cuối năm 1966. Rải quân dọc theo biên giới Lào-Việt, tại những nơi nghi ngờ, trực thăng Hoa Kỳ có thể thả toán biệt kích. Quân đội Bắc Việt nghiên cứu các kiểu (khuôn mẫu) hành quân xâm nhập của đơn vị SOG, lộ trình di chuyển, giờ giấc xâm nhập của các toán biệt kích. Hà Nội tổ chức thêm những đơn vị nhỏ truy lùng và tiêu diệt các toán biệt kích xâm nhập.

        Nhiệm vụ hành quân 35 được nới rộng trong năm 1967, xâm nhập, dò thám các hoạt động của quân đội Bắc Việt, VC trong đất Miên. Cũng như bên Lào, các toán biệt kích SOG xâm nhập vào đất Miên, thâu thập tin tức về các cuộc chuyển quân, các hoạt động của địch, tìm kiếm các căn cứ, kho hàng của địch cho phi cơ oanh kích. Những toán biệt kích xâm nhập qua đất Miên trong hành quân Salem House, cũng gặp phải những giới hạn nên chỉ thâu thập tin tức, tìm kiếm các căn cứ đóng quân của địch, hệ thống đường giao liên, tiếp vận, kho chứa hàng của địch.

        Trong năm 1969, hành quân Salem House, thực hiện 454 chuyến xâm nhập vào đất Miên. Cũng trong năm đó, Tổng Thống Nixon ra lệnh, dội bom bí mật trên đất Miên, rồi ít lâu sau tuyên bố kế hoạch “Việt Nam hoá” (Vietnamization). Trong năm 1970, chính quyền Hoa Kỳ rút ra khỏi Việt Nam 150000 quân. Sự giảm quân của người Hoa Kỳ không ảnh hưởng cho những hoạt động của đơn vị SOG trên đất Lào. Nhưng ở bên Miên, các toán biệt kích SOG trong hành quân Salem House (sau đó đổi thành Daniel Boone) bị ảnh hưởng. Trước khi có kế hoạch “Việt Nam hóa”, Quân Đoàn III VNCH mở cuộc hành quân Bình Tây, hỗn hợp Việt-Mỹ truy kích địch quân sang đất Miên. Nhưng sau khi kế hoạch “Việt Nam hóa” được thực hiện, quân đội Hoa Kỳ không được tấn công sang đất Miên, sức tấn công của quân đội VNCH yếu đi vì không được phi cơ, pháo binh Hoa Kỳ yểm trợ.

        Hành quân Salem House thực hiện 577 cuộc hành quân xâm nhập vào đất Miên trong năm 1970, nhưng chỉ có 40% số toán biệt kích xâm nhập, hoạt động được, số còn lại gặp nguy hiểm, không “vào” được (bãi đáp trực thăng bị địch bắn lên), hoặc phải triệt xuất khẩn cấp vì bị địch quân phát giác, tấn công. Rồi thì Tổng Thống Nixon, ra lệnh tăng mức độ rút quân đội Hoa Kỳ, cho đến cuối năm 1971 chỉ còn lại 75000 quân. Việc rút quân này gây ảnh hưởng cho hành quân Salem House của đơn vị SOG.

        Chính quyền Nixon, tin rằng quân đội Bắc Việt sẽ mở một trận tấn công lớn trong năm 1972, vì Quân Đội Hoa Kỳ đã rút về nước gần hết, vả lại 1972 là năm bầu cử Tổng Thống ở Hoa Kỳ. Các cố vấn bên cạnh Tổng Thống Hoa Kỳ tin là quân Bắc Việt sẽ tấn công từ bên Lào qua.

        Đầu năm 1971, Đại tướng Creighton Abrams, cùng với bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đưa những đơn vị tinh nhuệ đánh sang đất Lào nhằm mục đích chứng tỏ hiệu năng của QL/VNCH sau kế hoạch “Việt Nam hóa” và phá hủy những kho tiếp vận, hậu cần  của quân đội Bắc Việt ở bên Lào. Đơn vị SOG “cố vấn” cho tướng Abrams là không nên, tuy nhiên tướng Abrams vẫn quyết định và ra lệnh cho đơn vị SOG thực hiện những cuộc hành quân quấy rối, nghi binh nhằm đánh lạc hướng cấp chỉ huy trong quân đội Bắc Việt.

        Để thực hiện điều này, đơn vị SOG thả dù những hình nhân khi xuống tới đất sẽ phát nổ như tiếng súng (như trong trận đệ nhị thế chiến) vào khu vực Khe Sanh, làm như đại quân Đồng Minh sắp xửa đổ bộ vào thung lũng Khe Sanh. SOG cũng cho những toán biệt kích xâm nhập vào những khu vực có những đại đơn vị cấp sư đoàn Bắc Việt như thung lũng A Shau, để dò thám. Các toán biệt kích đi đứng “thảnh thơi” trong sào huyệt của địch, vì các đại đơn vị Bắc Việt đã di chuyển qua Lào, chuẩn bị “đón tiếp” các đơn vị thiện chiến của QL/VNCH.

        Sau cuộc hành quân Lam Sơn 719... chính quyền Nixon thông báo hành quân vào đất Lào thành công rực rỡ. Trong khoảng thời gian từ tháng Giêng năm 1971, cho đến tháng Ba năm 1972, hành quân 35 (Lào, Miên) thực hiện 474 chuyến xâm nhập không có hiệu qủa, trong số đó 278 chuyến thực hiện trong miền nam Việt Nam.

        Đến cuối năm 1971, đơn vị SOG thông báo cho bộ chỉ huy Quân Viện Hoa Kỳ (MACV), quân đội Bắc Việt đang sửa soạn cho một trận tấn công rộng lớn, quy mô. Tuy nhiên SOG không thể cho biết trận tấn công của quân đội Bắc Việt sẽ nhắm vào đâu. Ngày 30 tháng Ba năm 1972, Hà Nội xử dụng những đại đơn vị bao gồm Pháo Binh, Thiết Giáp tấn công. 120000 quân Bắc Việt đánh qua vùng phi quân sự, trên vùng cao nguyên và từ bên Miên tấn công vào miền nam.

        Bắt đầu từ tháng Giêng năm 1972, đã có những kế hoạch, chương trình nhằm chấm dứt các hoạt động của đơn vị SOG. Cuối cùng, ngày 30 tháng Tư, bộ tư lệnh Thái Bình Dương ra lệnh cho đơn vị SOG bàn giao tất cả các hoạt động cho QL/VNCH (Nha Kỹ Thuật). Trong suốt thời gian hoạt động (8 năm), hành quân 35 thuộc đơn vị SOG có ba bộ chỉ huy (Bắc, Trung, Nam), với 110 sĩ quan, 615 hạ sĩ quan, binh sĩ. Mỗi bộ chỉ huy có khoảng 30 toán biệt kích, 95% các chuyến xâm nhập, tấn công, phá hoại đều nhắm vào mục tiêu  hệ thống đường mòn HCM. Đơn vị SOG mất (thiệt hại) tất cả 300 quân, đa số nơi miền bắc Việt Nam, trên đất Lào và Miên. Khi Hà Nội trao trả 591 tù binh Hoa Kỳ trong tháng Tư năm 1973, không một người nào thuộc đơn vị SOG. Tất cả quân nhân SOG tử trận đều do các trận chạm súng với quân đội chính quy Bắc Việt (chết mất xác). Có khoảng 20 biệt kích SOG Hoa Kỳ được biết là bị địch bắt sống... nhưng không được trao trả... Tất cả đều là huyền thoại của đơn vị SOG trong trận chiến Việt Nam.



Dallas, TX.

vđh
 

HÀNH QUÂN BRIGHT LIGHT KEDENBURG
Sherman R. Batman, SFC, FOB2, Spike Team Illinois 1968



        Hành quân Bright Light (cấp cứu) được tiến hành vì chuyện xẩy ra như sau. John cùng toán biệt kích xâm nhập vào một mục tiêu “nóng”, rất nguy hiểm, và bị quân đội Bắc Việt tấn công. Toán biệt kích bị phân tán, trưởng toán gửi đi tín hiệu “Spare 39”, triệt xuất khẩn cấp. Phi cơ quan sát Covey bao vùng, chỉ điểm cho toán biệt kích chạy đến một khoảng trống gần nhất để trực thăng vào “bốc”. Bãi đáp Covey chỉ cho họ là hai hố bom nằm trên một sườn núi cao độ khoảng 600-900 thước. Chuyện xẩy ra ngày 13 tháng Sáu năm 1968.

        Tôi đang ở trong lều, sửa soạn hành trang đi Pleiku, để được đưa qua Nhật hoặc Hoa Kỳ chữa bệnh. Mike người lên thay tôi làm trưởng toán biệt kích Illinois, đang lẩn quẩn trong trung tâm hành quân, được biết toán biệt kích của John chạm địch và đã bị phân tán (chạy lạc), anh ta tình nguyện đưa toán biệt kích Illinois đi cứu (Bright Light). Mike chạy vào lều báo cho tôi biết, tôi trả lời “Điều đó tốt Tramel! Chúc may mắn!”. Nhưng Mike yêu cầu “Batman, anh phải đi với chúng tôi. Tôi chưa đủ kinh nghiệm chiến trường”.

        John Kedenburg là một người bạn thân. Tôi đồng ý, nhưng cho Mike biết, tôi chỉ đi theo, anh ta bây giờ là trưởng toán biệt kích Illinois. Tôi lại phải chuẩn bị “đồ nghề” đi hành quân. Chúng tôi bước vào phòng của toán biệt kích, thanh tra ba lô, vũ khí toán viên trước khi lên đường. Chuyến hành quân Bright Light chúng tôi đi với “toàn bộ” toán biệt kích 11 người, những chuyến xâm nhập khác chỉ đi 6 người.  

        Sau khi kiểm soát vũ khí, đồ đang bị xong, Mike và tôi vào trung tâm hành quân báo cáo, và để nghe thuyết trình. Trung tá Smith chỉ huy trưởng căn cứ hành quân tiền phương 2 (FOB-2, Kontum) nói nên đem theo y tá, trường hợp có người bị thương, do đó toán biệt kích Illinois có thêm Loucks. Toán biệt kích leo lên hai trực thăng Huey do những phi công thượng hạng thuộc phi đoàn trực thăng 170 lái.

        Chuyến đi cũng có thêm trực thăng phụ (chase) chở người y tá bay theo. Hợp đoàn trực thăng bay lên Dak To trước lấy thêm nhiên liệu, và nằm đợi đến lúc gần tối mới lên đường, xâm nhập vào vùng hành quân (an toàn khi thả biệt kích lúc trời gần tối, địch quân không thể theo dõi). Trời xập tối nhanh, toán biệt kích không thể di chuyển xa, nhưng đã ra khỏi bãi đáp, an toàn. Tôi báo cho phi cơ quan sát Covey dấu hiệu “OK” để chiếc FAC bay về căn cứ Dak To.

        Tìm được chỗ đóng quân đêm, tôi kiểm tra lại toán biệt kích (3 Hoa Kỳ và 9 người Thượng), không ngờ có bốn quân nhân LLĐB/HK, lòi ra thêm Cunningham, anh ta muốn đi theo toán biệt kích (để cứu John). Cunningham nói rằng, anh ta và John là đôi bạn thân và muốn đi cứu John. Tôi dặn dò anh ta phải báo cho Mike Tramel biết vì Mike là trưởng toán biệt kích Illinois. Có người tình nguyện đi theo, Mike thích thú, bàn giao máy truyền tin cho Cunningham.

        Sáng hôm sau, tôi ra lệnh cho toán biệt kích di chuyển về vị trí, lần cuối cùng John liên lạc với phi cơ quan sát Covey. Chưa kịp đi, chúng tôi đã nhận ra dấu hiệu bị theo dõi, tiếng cây tre chạm vào nhau, và phát súng báo hiệu. Phi cơ Covey đã lên vùng, hướng dẫn toán biệt kích di chuyển đến vị trí của John ngày hôm qua. Vì đã có mục đích rõ ràng, phi cơ hướng dẫn nên toán biệt kích di chuyển nhanh hơn.

        Chúng tôi đến chân rặng núi, ở trên đỉnh là hố bom nơi John được phi cơ quan sát nhìn thấy lần cuối cùng, và bắt đầu leo lên. Được khoảng 20, 30 thước, binh sĩ Thượng dẫn đầu ra dấu hiệu cho toán biệt kích ngừng lại, tiếp theo anh ta chuyền xuống nửa khẩu trung liên Bar (khẩu súng John mang theo đã bị gẫy), cùng dây mang đạn M-16. Tôi nhận ra “đồ nghề” của John, ra lệnh tiếp tục tiến lên đỉnh núi. Lên được khoảng 20 thước nữa, chúng tôi tìm thấy John. Quan sát xung quanh, tôi được biết, trước khi chết anh ta đã bị thương, tự chích cho mình hai mũi morphine để đỡ đau. Có lẽ John bị giết bằng viên đạn cỡ lớn(!), dây mang đạn đứt tung ra và ba lô mang sau lưng bị đạn đi xuyên qua.

        Trước khi đem xác John về, tôi ra lệnh cho mọi người tránh ra, dùng dây kéo xác John ra khỏi vị thế hiện tại để tránh bị địch quân gài mìn, lựu đạn bẫy. Sau đó, Mike và tôi gói xác John trong tấm poncho của tôi. Sau đó hai chúng tôi khiêng xác John, ra lệnh cho toán biệt kích tiếp tục tiến lên đỉnh đồi. Tôi báo cho Covey biết đã lấy được xác John và yêu cầu triệt xuất.

        Tôi cùng với Mike ra lệnh cho toán biệt kích Illinois bố trí sau những gốc cây xung quanh, quan sát “bãi đáp”. Tôi ra lệnh cho Cunningham cùng với một binh sĩ Thuơng xử dụng plastic C-4 đốn ngã một cây cao, để trực thăng đáp xuống dễ dàng. Lúc đó khoảng giữa trưa ngày 14 tháng Sáu năm 1968.

        Sau khi đốn ngã cây cao. Covey báo cho chúng tôi biết, các trực thăng võ trang Cobra chưa rời Dak To, nhưng sẽ có phi tuần phản lực lên oanh kích, yểm trợ. Tiếp theo là binh sĩ Thượng báo cáo nghe được tiếng di chuyển của địch. Tôi cùng với Mike ra đến chỗ báo cáo có tiếng địch quân di chuyển, bắn một qủa M-79 về hướng phát ra tiếng động (để thăm dò phản ứng của địch), rồi tiếng súng AK-47, CAR-15 nổ vang. Cả toán biệt kích lui về hai hố bom phòng thủ.

        Hạ sĩ y tá Loucks mới đến đơn vị SOG đã phải đi hành quân, anh ta không biết phải làm gì, có vẻ khiếp sợ, tôi nói Mike để anh ta ngồi ở chính giữa hố bom. Hai chiếc khu trục A1 Skyraider đã lên vùng, tôi phải xử dụng máy truyền tin URC-10 điều khiển trận oanh kích. Sau khi lao xuống thả bom, viên phi công khu trục báo cho tôi biết, trông thấy khoảng 500 lính Bắc Việt vừa xuống xe vận tải Molotova và đang di chuyển đến sườn đồi nhỏ, nơi toán biệt kích Illinois đang tử thủ. Rồi anh ta trấn an, nói sẽ oanh kích nơi địch quân đang tiến lên.

        Ít phút sau, trực thăng võ trang lên bao vùng thay cho hai chiếc khu trục. Viên phi tuần trưởng mấy chiếc trực thăng võ trang phi đoàn “Buccaneer”, danh hiệu “Buc 9” là bạn tôi, chuẩn úy Roger Weaver. Mấy chiếc trực thăng võ trang bay vòng trên đầu, bắn hỏa tiễn, đại liên minigun sáu nòng xuống xung quanh hai hố bom, toán biệt kích đang trú ẩn làm cho quân Bắc Việt không tiến lên được.

        Đúng lúc đó, phi cơ quan sát Covey cho biết nhân viên truyền tin Cunningham bị thương, không chạy được vẫn còn nằm nơi hàng cây xung quanh hai hố bom. Tôi dắt anh y tá Loucks chạy đến chỗ Cunningham, băng bó cho anh ta, rồi tôi cõng Cunningham chạy trở lại hai hố bom. Mấy chiếc trực thăng võ trang bao vùng rất hiệu qủa, tiếng súng tạm im.

        Khoảng 3:30 chiều, trực thăng “slick” đáp xuống bãi đáp, chúng tôi đưa xác John cùng với những người bị thương lên trước. Tôi đưa ngón tay cái lên ra dấu hiệu cho chiếc trực thăng rời bãi đáp, bay về Dak To. Phần còn lại của toán biệt kích lên chiếc trực thăng thứ hai. Khi chiếc trực thăng đã ra khỏi khu vực “bắn giết”, tôi mới được Mike cho biết, anh ta cũng bị thương và người thông ngôn trúng đạn chết.

        Đó là câu chuyện toán biệt kích Illinois trong hành quân “Bright Light” thành công, đem về được xác của John Kedenburg, trưởng toán biệt kích Delaware.



Dallas, TX.

vđh
 

HÀNH QUÂN DANIEL BOONE
BÁO CÁO (29/7/1967 – 29/12/1967)

Submitted by Steven Sherman. Transcription by Robert L. Noe



MACV-SOG 3264. Bản báo cáo hàng tuần này bao gồm các hoạt động trong tuần lễ từ 22/7 đến 28/7/1967.

a. Các chuyến hành quân xập nhập mục tiêu: Lima-50, Mike-50, và Oscar-50 được hủy bỏ vì lý do thời tiết xấu.

b. Toán biệt kích Level xâm nhập khu vực phụ cận mục tiêu Romeo-50 trong phần đất nam Việt Nam, lúc 300719Z (nhóm ngày giờ đã được mã hoá) tháng Bẩy năm 1967, tại tọa độ YA556638. Ngày 31 tháng Bẩy, toán biệt kích khám phá ba căn trại của địch đang xấy cất tại các tọa độ: YA553646, YA549643, và YA547464. Hai biệt kích quân Việt Nam (có thể là người Thượng hoặc Nùng) bị đau ốm, toán biệt kích được triệt xuất trên phần đất Việt Nam lúc 310936Z tại toạ độ YA556638. Toán biệt kích Level không qua đất Miên trong chuyến xâm nhập này.

c. Toán biệt kích Pick được trực thăng đưa vào vùng phụ cận mục tiêu Hotel-50 trên phần đất Việt Nam, lúc 040833Z (nhóm ngày giờ, mã hóa) tháng Tám năm 1967, tại tọa độ YA615084. Toán biệt kích vẫn hoạt động trong khu vực phụ cận mục tiêu Hotel-50. Kết quả chuyến xâm nhập, sẽ được báo cáo trong tuần lễ tới.    

d. Toán biệt kích Square xâm nhập vùng phụ cận mục tiêu Sierra-50 trên phần đất nam Việt Nam, lúc 240725Z (nhóm ngày giờ), tháng Bẩy năm 1967, tại tọa độ YA575525. Toán biệt kích khám phá một binh trạm bỏ hoang của địch tại tọa độ YA553535. Một vị trí đặt súng phòng không mới xử dụng, tìm thấy tại tọa độ YA557556. Toán biệt kích trông thấy một trung đội địch quân di chuyển ngang qua một bãi trống tại tọa độ YA547537. Không chạm súng với địch. Toán biệt kích được triệt xuất trên phần đất nam Việt Nam, tại tọa độ YA562556, lúc 181005Z (nhóm ngày giờ) tháng Bẩy năm 1967.    



MACV-SOG 3973. Daniel Boone. Bản báo cáo hàng tuần (12/8 đến 18/8/1967)

        Trong tuần lễ này, ba toán biệt kích xâm nhập, một toán qua đất Miên, một toán phải triệt xuất khẩn cấp trước hỏa lực của địch.

a. Toán biệt kích Square được trực thăng đưa đến bãi đáp trên phần đất Việt Nam (gần biên giới Việt-Miên), trong vùng phụ cận mục tiêu Form-50, tọa độ YB739132, lúc 100725Z (nhóm ngày giờ) tháng Tám năm 1967. Khi toán biệt kích vừa nhẩy ra khỏi trực thăng, bị địch bắn tiểu liên từ nơi đầu bãi đáp. Trực thăng võ trang được điều động vào chế ngự hỏa lực, trong khi toán biệt kích lui về phiá nam bãi đáp khoảng 25 thước tránh đạn. Toán biệt kích tiếp tục bị súng của địch từ hướng bắc bắn xuống, đồng thời nghe tiếng động của địch quân di chuyển nơi hướng tây. Toán biệt kích yêu cầu được triệt xuất. Hai phi tuần không quân chiến thuật cùng với bốn trực thăng võ trang được điều động vào bắn phá  xung quanh bãi đáp để  “bốc” toán biệt kích tại tọa độ YB739132 trên phần đất nam Việt Nam lúc 130804Z, tháng Tám năm 1967.

b. Toán biệt kích Level được trực thăng đưa đến bãi đáp (trên phần đất nam Việt Nam) gần mục tiêu Yangkee-50 tại tọa độ YA585489, lúc 140445Z tháng Tám 1967. Toán biệt kích nghe nhiều tiếng súng trường bắn nơi hướng tây nam, cách tọa độ YA585489 khoảng 800 thước. Qua ngày hôm sau, ba biệt kích quân trong toán có triệu chứng bị cúm. Toán biệt kích được triệt xuất tại tọa độ YA574493 trên phần đất nam Việt Nam. Hai phi tuần không quân chiến thuật được điều động lên bắn phá bãi đáp trực thăng để “bốc” toán biệt kích. Kết qủa không rõ.

c. Toán biệt kích Hammer được trực thăng đưa vào vùng phụ cận mục tiêu X-Ray, tọa độ YA632494, lúc 160740Z tháng Tám 1967. Toán biệt kích di chuyển theo hướng tây nam đến tọa độ YA635486. Ngày 17 tháng Tám, toán biệt kích định băng qua một giòng sông nhỏ, ngay biên giới Việt-Miên, nhưng không tìm ra một vị trí thuận tiện để băng qua. Toán biệt kích không đến được mục tiêu và được triệt xuất tại tọa độ YA635487 trên phần đất nam Việt Nam, lúc 180543Z tháng Tám năm 1967.

    

MACV-SOG 4145. Daniel Boone. Bản báo cáo hàng tuần (19/8 đến 25/8/1967)

        Một toán biệt kích hành quân trong tuần lễ này, nhưng không xâm nhập vào đất Miên. Một toán biệt kích khác phải ngừng đi hành quân vô hạn định vì bản báo cáo, cơ quan ICC thăm viếng một nơi gần khu vực Se San ở bên Miên.

a. Toán biệt kích Mane được đưa đến bãi đáp trên phần đất Việt Nam gần mục tiêu Zulu? tại tọa độ YA599491 lúc 2309...Z, tháng Tám 1967. Sáng hôm sau, toán biệt kích di chuyển đến tọa độ YA594489... Nơi họ khám phá ra chín hầm chiến đấu của địch bỏ trống. Lúc 230300Z, tháng Tám 1967, toán biệt kích khám phá một căn cứ của địch bỏ trống tại tọa độ YA597... Căn cứ này đã cũ, bị bỏ hoang khoảng năm, sáu tháng và có thể chứa khoảng 50 địch quân. Lúc 230900Z tháng Tám 1967, tại tọa độ YA588482, toán biệt kích nghe được tiếng nói của một nhóm khoảng bẩy người. Những tiếng nói này phát ra từ một nhóm người Thượng khoảng mười lăm người, họ di chuyển ngang qua, cách toán biệt kích khoảng 20 thước. Cùng lúc, toán biệt kích trông thấy hai VC trong quân phục mầu xanh nhạt, võ trang tiểu liên AK-47. Ít phút sau, toán biệt kích nghe ba tiếng súng, thêm một tiếng súng nổ nữa rồi có tiếng người la hét. Trưởng toán biệt kích gọi phi cơ lên oanh kích, kết qủa không rõ. Sau đó toán biệt kích di chuyển lên hướng bắc, trở lại phần đất Việt Nam và được trực thăng “bốc” về tại tọa độ YA588485 lúc 232222Z tháng Tám năm 1967. Có hai phi tuần phản lực lên oanh kích dọn bãi đáp, kết qủa không rõ.

b. Việc xâm nhập của toán biệt kích Level vào mục tiêu Whisky-50 phải đình hoãn lại, vô hạn định. Bộ chỉ huy (có lẽ Nam, CCS, thường xâm nhập qua Miên) đuợc thông báo, phái đoàn cơ quan ICC thăm viếng khu vực Se San trong vùng phụ cận mục tiêu ở bên Miên. Mục đích chuyến viếng thăm của họ để điều tra một vị trí đặt hỏa tiễn nơi phiá nam Se San. Mục tiêu Whisky-50 chỉ cách đầu phiá bắc Se San bốn cây số, nên phải ngưng lại tất cả các chuyến hành quân xâm nhập, không để cho cơ quan ICC biết về hành quân Daniel Boone.



MACV-SOG 4266. Daniel Boone. Bản báo cáo hàng tuần (26/8 đến 1/9/1967)

        Trong tuần lễ này có hai toán biệt kích xâm nhập. Một toán không xâm nhập được vào đất Miên, toán còn lại vẫn còn hoạt động trong mục tiêu. Ba chuyến xâm nhập khác phải hủy bỏ vì lý do thời tiết. Một chuyến xâm nhập phải ngừng lại vô hạn định vì ủy ban ICC đang thăm viếng khu vực Se San ở bên Miên.

a. Toán biệt kích Sam được trực thăng đưa vào bãi đáp trong khu vực phụ cận mục tiêu...-50 tại tọa độ YB-23143 trên đất Lào, lúc 270940Z (nhóm ngày giờ), tháng Tám năm 1967. Hai biệt kích quân... trong toán... trong lúc... đến ngày hôm sau. Toán biệt kích có triệu chứng bị cúm nên được triệt xuất tại bãi đáp lúc xâm nhập, lúc 290845Z tháng Tám năm 1967.

b. Toán biệt kích... được đưa đến bãi đáp trên phần đất Việt Nam, gần mục tiêu C-51 lúc 010837Z tháng Tám năm 1967, tại toạ độ YA610800. Toán biệt kích vẫn còn đang hoạt động trong mục tiêu.



MACV-SOG 4541. Daniel Boone. Bản báo cáo hàng tuần (9/9 đến 15/9/1967)

        Trong tuần lễ này có hai toán biệt kích xâm nhập, cả hai đều được triệt xuất vì ngã bệnh (sốt rét) trước khi xâm nhập vào mục tiêu hoạt động trên đất Miên. Một toán khác phải đình lại vì lý do thời tiết. Bản báo cáo này có thêm phần một toán biệt kích xâm nhập hoạt động từ tuần trước.

a. Toán biệt kích Brace được đưa vào bãi đáp trên phần đất Việt Nam trong khu vực phụ cận mục tiêu Papa-50, tại tọa độ YA611823 lúc 080715Z tháng Chín năm 1967. Từ bãi đáp toán biệt kích di chuyển lên hướng tây bắc, băng qua một giòng suối đến tọa độ YA604829, đóng quân đêm. Một biệt kích quân Hoa Kỳ bị sái chân khi băng qua suối, không thể tiếp tục nhiệm vụ, toán biệt kích yêu cầu triệt xuất. Trong thời gian toán biệt kích nằm trong khu vực kiểm soát của địch, không thấy có sự hiện diện của địch quân. Toán biệt kích được triệt xuất trên phần đất Việt Nam, tại tọa độ YA607825 lúc 100826Z tháng Chín 1967. Toán biệt kích chưa qua được biên giới.

b. Toán biệt kích Plane được đưa vào gần mục tiêu Kilo-50, trên phần đất Việt Nam, tọa độ YB721004. Ngày 13 tháng Chín 1967, toán phó bị bệnh nên toán biệt kích yêu cầu được triệt xuất bình thường (không có áp lực của địch). Toán biệt kích nghe được tiếng súng báo động của địch cách vị trí khoảng 300 thước. Toán biệt kích được triệt xuất trên phần đất Việt Nam, tọa độ YB713008 lúc 141010Z tháng Chín 1967.

c. Toán biệt kích Nail được đưa đến bãi đáp trên phần đất Việt Nam, gần mục tiêu Quebec-50 tại tọa độ YA613742, lúc 111725Z tháng Chín năm 1967. Toán biệt kích Nail băng qua biên giới Việt-Miên và vẫn còn hoạt động trong mục tiêu.

d. Việc đưa một toán biệt kích xâm nhập mục tiêu Romeo-50 được dời lại ngày 18 tháng Chín vì lý do thời tiết.



MACV-SOG 4711. Daniel Boone. Bản báo cáo hàng tuần (16/9 đến 22/9/1967)

        Trong tuần lễ này có một toán biệt kích xâm nhập. Năm chuyến khác phải đình lại vì lý do thời tiết xấu. Bản báo cáo này bao gồm một toán biệt kích xâm nhập từ tuần trước.

a. Toán biệt kích Nail được đưa vào gần mục tiêu Quebec-50 tại tọa độ YA613742, lúc ... (nhóm ngày giờ) trong tháng Chín năm 1967. Toán biệt kích khám phá một binh trạm của địch gần tọa độ YA571760. Binh trạm này có 30 hầm trú ẩn đôi, có nắp che, nhà nấu ăn với hai bếp lò, khoảng 10, 12 nhà sàn để ở, ngủ, và kho chứa gạo. Binh trạm này ... (đã bỏ hoang) khoảng hai, ba tháng. Toán biệt kích nghe tiếng người nói... và tìm thấy những vật dụng, truyền đơn, hộp dầu gió, khoảng 50 viên đạn súng trường, trong khu vực có tọa độ YA547753. Ngày 16 tháng Chín, toán biệt kích khám phá ba hầm trú ẩn có nắp che, năm hố chiến đấu cá nhân, và một chòi nấu ăn, tại tọa độ YA572750. Toán biệt kích quay trở về phần đất Việt Nam, và được triệt xuất tại tọa độ YA603740 lúc 160900Z tháng Chín năm 1967. Toán biệt kích đã xâm nhập qua Miên.

b. Toán biệt kích Level được đưa đến bãi đáp trên phần đất Việt Nam, gần mục tiêu Lima-50 tại tọa độ YA705953 lúc 220803Z tháng Chín năm 1967. Toán biệt kích vẫn còn trong khu vực hành quân, chưa qua đất Miên trong bản báo cáo này.



MACV-SOG 4868. Daniel Boone. Bản báo cáo hàng tuần (13/9 đến 29/9/1967)

        Trong tuần lễ này có năm toán biệt kích xâm nhập. Hai toán biệt kích vẫn còn hoạt động trong mục tiêu. Bốn toán đã xâm nhập vào đất Miên. Bản báo cáo này bao gồm một toán biệt kích xâm nhập từ tuần trước.

a. Toán biệt kích Level được đưa vào bãi đáp trên phần đất Việt Nam, gần mục tiêu Lima-50, tọa độ YA705953 lúc 220803Z tháng Chín 1967. Toán biệt kích di chuyển lên hướng tấy bắc cách bãi đáp khoảng 400 thước đóng quân đêm. Ngày hôm sau, toán biệt kích tiếp tục di chuyển lên hướng tây bắc khoảng 1000 thước đến tọa độ YA692959. Người toán phó, trợt chân ngã và bị sái chân khi băng qua một con suối. Toán biệt kích tiếp tục di chuyển đến tọa độ YA673952, đóng quân đêm. Toán biệt kích liên lạc với phi cơ quan sát FAC, yêu cầu triệt xuất quân nhân Hoa Kỳ bị sái chân lúc 240000Z tháng Chín 1967. Trực thăng không thể xâm nhập vào đất Miên, nên toán biệt kích di chuyển đến tọa độ YA667950, trên phần đất Việt Nam và được câu về bằng dây McGuire lúc 240915Z tháng Chín 1967. Toán biệt kích dò thám mục tiêu Mike-50 trên đường về lại phần đất Việt Nam. Toán biệt kích Level đã xâm nhập qua Miên.

b. Toán biệt kích Mallet xâm nhập vào khu vực phụ cận mục tiêu Whiskey-50, trên phần đất Việt Nam tại tọa độ YA570510 lúc 240800Z tháng Chín 1967. Toán biệt kích khám phá một binh trạm cũ đã bỏ hoang tại tọa độ YA564513, năm hố cá nhân bị xụp đổ tại tọa độ YA545507, hai mươi hố cá nhân khác tại YA542506. Toán biệt kích khám phá một làng tại tọa độ YA544504, đã bỏ hoang khoảng 10, 12 tháng. Toán biệt kích di chuyển đến YA565503 trên phần đất Việt Nam và được trực thăng đón về lúc 271010Z tháng Chín 1967. Toán biệt kích đã xâm nhập qua đất Miên trong thời gian hành quân.

c. Toán biệt kích Pick được đưa vào bãi đáp trên phần đất Việt Nam, gần mục tiêu Romeo-50, tọa độ YA557640Z lúc 250400Z tháng Chín 1967. Toán biệt kích khám phá một binh trạm tại tọa độ YA553646. Binh trạm này có khoảng 12, 14 dẫy nhà. Có căn rộng đủ chứa hai mươi người. Có khoảng 20, 30 hầm đôi có nắp che bằng tre đắp bùn. Binh trạm này có thể chứa khoảng ba đại đội địch quân. Toán phó người Hoa Kỳ bị sái mắt cá chân lúc nhẩy xuống trực thăng, một binh sĩ Thượng bị say nắng. Bộ chỉ huy quyết định triệt xuất toán biệt kích. Toán biệt kích Pick di chuyển đến tọa độ YA557640 trên phần đất Việt Nam và được triệt xuất lúc 261015Z tháng Chín năm 1967. Toán biệt kích chưa xâm nhập qua đất Miên.

d. Toán biệt kích Miter được đưa vào bãi đáp trên phần đất Việt Nam, gần mục tiêu Bravo-51, tọa độ YA559590 lúc 270410Z tháng Chín 1967. Toán biệt kích bị địch theo dõi, khi xuống bãi đáp một thời gian ngắn nhưng tránh được địch quân di chuyển đến YA559579 đóng quân đêm. Ngày hôm sau, toán biệt kích di chuyển đến tọa độ YA560580 rồi tiếp tục đến YA564584. Toán biệt kích chạm địch tại tọa độ YA570582, và được triệt xuất lúc 280820Z tháng Chín 1967. Toán biệt kích đã xâm nhập qua biên giới Miên.

e. Toán biệt kích Bench được đưa vào gần mục tiêu Kilo-50, tọa độ YB719049 lúc 280925Z tháng Chín 1967, và vẫn còn hoạt động trong mục tiêu. Toán biệt kích đã xâm nhập vào đất Miên lúc bản báo cáo này được soạn thảo.

f. Toán biệt kích Brace được đưa vào bãi đáp trên đất Việt Nam gần mục tiêu Oscar-50, tọa độ YA602868 lúc 290855Z tháng Chín năm 1967. Toán biệt kích đã xâm nhập vào đất Miên khi bản báo cáo này được soạn thảo.



MACV-SOG 4988. Daniel Boone. Bản báo cáo hàng tuần (30/9 đến 6/10/1967)

        Có hai toán biệt kích xâm nhập trong tuần lễ vừa qua. Một toán xâm nhập qua đất Miên. Bàn báo cáo này bao gồm hai toán biệt kích đã xâm nhập từ tuần trước.

a. Toán biệt kích Bench được đưa vào bãi đáp trên phần đất Việt Nam gần mục tiêu Kilo-50, tọa độ YB719049 lúc 280900Z tháng Chín 1967. Toán biệt kích di chuyển về hướng tây nam, đến tọa độ YB715—5, nơi toán biệt kích khám phá một chòi bằng tre rộng khoảng 3m x 8m, vẫn còn tốt, xử dụng được. Toán biệt kích tiếp tục di chuyển đến tọa độ YB714040, khám phá ra thêm một chòi nhỏ 2m x 3m vẫn còn tốt. Toán biệt kích di chuyển đến tọa độ YB702040, có một quân nhân Hoa Kỳ trong toán bị đau ốm. Toán biệt kích di chuyển về hướng đông đến YB713039 khám phá một binh trạm chứa cấp đại đội của địch. Toán biệt kích di chuyển đến bãi đáp trên phần đất Việt Nam, tọa độ YB714035 và được triệt xuất lúc 300745Z tháng Chín năm 1967. Toán biệt kích Bench đã xâm nhập vào đất Miên.

b. Toán biệt kích Brace xâm nhập vào khu vực gần mục tiêu Oscar-50 tại tọa độ YA603868, lúc 290900Z tháng Chín năm 1967. Toán biệt kích di chuyển về hướng đông khoảng 25 thước, khám phá một binh trạm bỏ hoang, hư hại có thể chứa khoảng 20-30 địch quân. Toán biệt kích di chuyển đến YA603870, băng qua một con đường mòn rộng khoảng một thước. Địch xử dụng con đường mòn này thường xuyên, có đóng cây dọc theo hai bên lề để giữ mặt đường tại những đoạn trũng. Toán biệt kích di chuyển đến YA603881, trở lại phần đất Việt Nam và được “bốc” về lúc 030845Z tháng Chín năm 1967. Toán biệt kích Brace đã xâm nhập vào đất Miên.

c. Toán biệt kích Nail được trực thăng đưa vào bãi đáp gần mục tiêu Sierra-50 trên phần đất Việt Nam, tọa độ YA559510 lúc 300720Z tháng Chín năm 1967. Toán biệt kích được triệt xuất vào lúc 050720Z tháng Mười năm 1967 tại tọa độ YA564533. Toán biệt kích chưa hoàn tất nhiệm vụ vì có người trong toán đau ốm. Chi tiết sẽ có trong bản báo cáo tuần tới.

d. Toán biệt kích Awl xâm nhập vào khu vực gần mục tiêu Lima-50 trên phần đất Việt Nam, tại tọa độ YA724995 lúc 060315Z tháng Mười năm 1967. Toán biệt kích nổ súng với một toán quân không rõ quân số của địch ngay trên bãi đáp. Kết qủa hai địch quân bị giết, toán biệt kích được triệt xuất khẩn cấp lúc 060425Z tháng Mười năm 1967. Có sáu phi tuần không quân chiến thuật lên oanh kích để triệt xuất toán biệt kích tại tọa độ YA724996 ngày 6 tháng Mười năm 1967. Kết qủa trận oanh kích không rõ, Chi tiết sẽ có trong bản báo cáo tuần tới.



MACV-SOG 5128. Daniel Boone. Bản báo cáo hàng tuần (7/10 đến 13/10/1967)

        Có hai toán biệt kích xâm nhập trong tuần lễ này. Một toán xâm nhập qua đất Miên. Bản báo cáo này bao gồm hai toán biệt kích xâm nhập từ tuần lễ trước.

a. Toán biệt kích Nail được trực thăng đưa đến bãi đáp trên phần đất Việt Nam gần mục tiêu Sierra-50, tọa độ YA559510, lúc 030730Z trong tháng Mười năm 1967. Toán biệt kích khám phá 20 nhà sàn lớn tại tọa độ YA561514, khu vực đủ rộng để chứa cấp đại đội của địch. Tại tọa độ YA557524, toán biệt kích Nail nghe tiếng nói chuyện của khoảng 15, 20 người di chuyển trên đường mòn có tọa độ YA556535. Họ nói chuyện bằng ngôn ngữ lạ, mà một binh sĩ người Việt cho là tiếng Pháp. Ngày hôm sau, toán biệt kích trông thấy 3 binh lính Bắc Việt hoặc VC, mặc quân phục, nón cối, võ trang tiểu liên AK-47. Quân phục của họ trông có vẻ mới. Một quân nhân Hoa Kỳ ngã bệnh, nên toán biệt kích di chuyển đến tọa độ YA565532 và được triệt xuất tại tọa độ đó, trên phần đất Việt Nam, lúc 050720Z, tháng Mười năm 1967. Toán biệt kích đã xâm nhập vào đất Miên, nhưng không đến được mục tiêu. Sẽ dời lại một ngày khác.

b. Toán biệt kích Awl được trực thăng đưa vào gần mục tiêu Lima-50 trên phần đất Việt Nam, tại tọa độ YA723995, lúc 060315Z, tháng Mười 1967. Ra khỏi bãi đáp khoảng 20 thước, toán biệt kích chạm súng với một đơn vị địch khoảng 15, 20 tên. Toán biệt kích bắn hạ một địch quân và làm bị thương một tên khác, sau đó xin oanh kích và triệt xuất khẩn cấp. Địch quân bắn lên trực thăng võ trang rồi rút lui ra khỏi khu vực. Toán biệt kích Awl lấy được một súng AK-47, một ba lô của tên địch trúng đạn chết. Toán biệt kích được triệt xuất ngay tại bãi đáp, lúc 060430Z, trong tháng Mười 1967. Tất cả có sáu phi tuần không quân chiến thuật, và bốn trực thăng võ trang lên yểm trợ để “bốc” toán biệt kích. Toán biệt kích chưa xâm nhập qua đất Miên. Mục tiêu Lima-50 được dời lại ngày khác.

c. Toán biệt kích Plane được đưa vào bãi đáp gần mục tiêu Uniform-50 trên phần đất Việt Nam, tọa độ YB730140, lúc 060315Z, tháng Mười năm 1967. Toán biệt kích trông thấy dấu chân một đàn ông vẫn còn mới di chuyển từ hướng tây bắc xuống đông nam. Khi toán biệt kích di chuyển ra khỏi bãi đáp trực thăng, họ nghe tiếng thanh tre gõ vào nhau (tiếng báo động). Toán biệt kích di chuyển lên hướng tây bắc, vẫn nghe tiếng thanh tre gõ và nghe có sự di chuyển của địch. Biết đã bị lộ lúc xâm nhập và bị theo dõi, toán biệt kích Plane di chuyển trở lại bãi đáp, yêu cầu triệt xuất. Toán biệt kích được triệt xuất lúc 071120Z trong tháng Mười 1967. Địch quân bắn lên trực thăng vào “bốc” toán biệt kích, khoảng 15, 20 viên đạn AK-47. Trực thăng võ trang phải bay vào bắn xung quanh bãi đáp. Toán biệt kích chưa qua đất Miên, mục tiêu Uniform-50 được dời lại một ngày khác.

d. Toán biệt kích Mitter được trực thăng đưa vào bãi đáp trên đất Việt Nam gần mục tiêu Charlie-52, tọa độ YA553592 trong tháng Mười năm 1967. Toán biệt kích Mitter đã xâm nhập vào mục tiêu trên đất Miên và vẫn còn hoạt động khi soạn bản báo cáo này.



MACV-SOG 5290. Daniel Boone. Bản báo cáo hàng tuần (14/10 đến 20/10/1967)

        Có hai toán biệt kích xâm nhập trong tuần lễ này. Cả hai đều qua đất Miên. Bản báo cáo tuần này bao gồm một toán biệt kích đã xâm nhập từ tuần lễ trước vẫn chưa triệt xuất.

a. Toán biệt kích Mitter được đưa vào bãi đáp trên phần đất Việt Nam, gần mục tiêu Charlie-52, tọa độ YA553593 lúc 110730Z trong tháng Mười năm 1967. Toán biệt kích khám phá một căn chòi đã bỏ hoang tại tọa độ YA55----. Một chuồng nuôi gia súc. Cả hai đều hư hại đã không được xử dụng trên bốn tháng. Tại tọa độ YA540589, toán biệt kích khám phá một vị trí đóng quân cấp trung đội của địch. Vị trí đóng quân đã bị hư hại, không còn được xử dụng. Toán biệt kích tìm thấy 20 nhà sàn để ngủ, bốn nhà ăn, và 15 hầm hố chiến đấu. Tất cả đã bị bỏ hoang khoảng ba, bốn tháng. Tại tọa độ YA532589, có một hầm chiến đấu củ địch bỏ hoang. Toán biệt kích Mitter tìm thấy một trạm binh nhỏ, có sáu nhà sàn. Lúc 120730Z, toán biệt kích nghe hai tiếng súng tại tọa độ YA542601. Toán biệt kích di chuyển theo hướng tây nam, đến tọa độ YA548598, và được triệt xuất vào lúc 131030Z trong tháng Mười năm 1967. Những phi công bay triệt xuất toán biệt kích trông thấy doanh trại, hầm hố bỏ hoang của địch trên phần đất nam Việt Nam, tại tọa độ YA567584. Hai phi tuần của Không Quân Việt Nam lên oanh kích mục tiêu, kết qủa không rõ.

b. Toán biệt kích Awl được trực thăng đưa đến gần mục tiêu India-50, trên phần đất Việt Nam, tọa độ YB715051, lúc 160640Z trong tháng Mười 1967. Toán biệt kích báo cáo các vị trí của địch tại các tọa độ YA697037, YB691035, 690034, YB687039, YB681042, YB683036, và YB680030. Đầy đủ chi tiết những điều quan sát về đơn vị địch, cũng như sức mạnh không liệt kê trong bản báo cáo này. Sẽ được báo cáo tuần tới. Toán biệt kích đang chờ triệt xuất khi soạn bản báo cáo hàng tuần này.

c. Toán biệt kích Plane được đưa đến bãi đáp trên phần đất Việt Nam, gần mục tiêu Sierra-50 lúc 19--20Z trong tháng Mười năm 1967. Toán biệt kích khám phá một con đường mòn đi lại nhiều tại tọa độ YA557552. Toán biệt kích Plane đã xâm nhập qua đất Miên, đang còn hoạt động trong mục tiêu, khi soạn bản báo cáo này.



MACV-SOG 5455. Daniel Boone. Bản báo cáo hàng tuần (21/10 đến 27/10/1967)

a. Có bốn toán biệt kích xâm nhập trong tuần lễ này. Ba trong bốn toán xâm nhập qua biên giới Việt-Miên. Một toán phải triệt xuất trước khi vào đất Miên vì hai người trong toán biệt kích bị thương. Bản báo cáo này bao gồm hai toán biệt kích đã xâm nhập từ tuần trước nhưng vẫn chưa triệt xuất.

b. Toán biệt kích Awl được đưa đến bãi đáp trên phần đất Việt Nam gần mục tiêu India-50 tại tọa độ YB721044 lúc 160600Z tháng Mười 1967. Trong thời gian toán biệt kích xâm nhập, dò thám nhiều vị trí. Sáu tiền đồn cấp tiểu đội trung đội của địch, đóng dọc theo biên giới từ YB710053 đến YB704028. Trong khu vực gần tọa độ YB685037, toán biệt kích Awl quan sát bẩy vị trí đóng quân của địch cấp tiểu đoàn hoặc lớn hơn. Toán biệt kích di chuyển dễ dàng trong lòng địch không bị khám phá. Toán biệt kích Awl được triệt xuất trên phần đất Việt Nam, tọa độ YB721049 lúc 220425Z trong tháng Mười năm 1967. Toán biệt kích đã xâm nhập qua đất Miên.

c. Toán biệt kích Plane xâm nhập vào gần mục tiêu Sierra-50 tại tọa độ YA574556 lúc 190120Z trong tháng Mười năm 1967. Toán biệt kích khám phá hai binh trạm đã bỏ hoang của địch gần bãi đáp trực thăng. Toán biệt kích Plane băng qua biên giới Việt-Miên hôm 20 tháng Mười 1967. Sau khi dò thám mục tiêu, toán biệt kích quay trở về phần đất Việt Nam và chạm súng với một đơn vị cấp đại đội của địch trước khi đến bãi đáp. Toán biệt kích được triệt xuất trên phần đất nam Việt Nam, lúc 230816Z tháng Mười 1967, trong khu vực gần tọa độ YA560543. Không quân chiến thuật được gọi lên yểm trợ cho việc triệt xuất toán biệt kích.

d. Toán biệt kích Brace được trực thăng đưa đến bãi đáp trên phần đất Việt Nam, gần mục tiêu XRay-50, tọa độ YB623488 lúc 220708Z trong tháng Mười 1967. Ngày 23 tháng Mười, toán biệt kích băng qua biên giới Việt-Miên, di chuyển đến tọa độ YB634485 khám phá một binh trạm cấp đại đội của địch đã bỏ hoang. Tại tọa độ YB636478, toán biệt kích nghe tiếng địch quân di chuyển xung quanh vị trí của toán. Địch quân truy kích toán biệt kích Brace từ hướng bắc xuống, làm cho toán biệt kích phải di chuyển sâu vào đất Miên để tránh đụng độ. Toán biệt kích di chuyển đến tọa độ YB633462 và được triệt xuất khẩn cấp trên đất Miên lúc 230210Z trong tháng Mười 1967. Bốn phi vụ trực thăng võ trang lên yểm trợ cho việc triệt xuất toán biệt kích Brace, kết qủa không rõ.

e. Toán biệt kích Square được trực thăng đưa vào bãi đáp trên đất Lào, trong khu vực phụ cận mục tiêu Juliette-52, tọa độ YB427033 lúc 240635Z trong tháng Mười năm 1967. Toán biệt kích di chuyển ngang qua mục tiêu, không thấy có dấu hiệu hoạt động của địch. Toán biệt kích Square được triệt xuất trên đất Lào tại tọa độ YB426065 lúc 270655Z tháng Mười 1967. Sau đó toán biệt kích xâm nhập vào đất Miên, vẫn còn hoạt động khi soạn bản báo cáo này.

f. Toán biệt kích Hammer đưa trực thăng đưa vào bãi đáp trên đất Lào, gần mục tiêu India-52, lúc 250610Z trong tháng Mười năm 1967, tại tọa độ YB435077. Ngày 26 tháng Mười năm 1967, trong lúc di chuyển, hai người trong toán biệt kích bị thương. Toán biệt kích được triệt xuất trên đất Lào tại tọa độ YB429069Z lúc 260513Z tháng Mười 1967. Toán biệt kích Hammer không chạm súng với địch và chưa xâm nhập qua đất Miên.

g. Toán biệt kích Level được trực thăng đưa vào bãi đáp trên đất Lào, gần mục tiêu Hotel-52 lúc 270630Z trong tháng Mười năm 1967, tại tọa độ YB449098. Toán biệt kích Level đã xâm nhập vào đất Miên, vẫn còn hoạt động khi soạn bản báo cáo này.



MACV-SOG 5623. Daniel Boone. Bản báo cáo hàng tuần (28/10 đến 3/11/1967)

a. Trong tuần lễ này có hai toán biệt kích xâm nhập. Cả hai toán đều xâm nhập qua đất Miên. Bản báo cáo này bao gồm hai toán đã xâm nhập từ tuần lễ trước, chưa triệt xuất.

b. Toán biệt kích Square được đưa vào bãi đáp trên đất Lào, gần mục tiêu Juliette-52, tọa độ YB427033, lúc 240635Z, trong tháng Mười 1967. Toán biệt kích nghe hai tiếng nổ lớn trong khu vực YB446027. Trong khu vực YB427062, toán biệt kích khám phá ba căn nhà nhỏ làm bằng tre có kích thước 8x12 bộ và cao khoảng 12 bộ. Có ba lính Bắc Việt võ trang trong khu vực. Toán biệt kích được triệt xuất trên đất Lào, tại tọa độ YB426025 lúc 270655Z tháng Mười 1967. Toán biệt kích xâm nhập vào đất Miên.

c. Toán biệt kích Level xâm nhập khu vực lân cận mục tiêu Hotel-52, tọa độ YB449098 trên đất Lào lúc 270639Z trong tháng Mười 1967. Toán biệt kích di chuyển đến YB483128, được ít phút thì bị một toán quân địch khoảng 15, 20 tên tấn công. Toán biệt kích không tránh được sự truy kích của địch, chạy sâu vào đất Miên. Toán biệt kích được triệt xuất khẩn cấp tại tọa độ YB488124 lúc 300200Z trong tháng Mười 1967.

d. Toán biệt kích Saw được trực thăng đưa đến bãi đáp trên phần đất Việt Nam, gần mục tiêu Lima-50, tọa độ YA707993 lúc 280120Z trong tháng Mười 1967. Toán biệt kích xâm nhập qua đất Miên, di chuyển đến mục tiêu, hoàn thành nhiệm vụ, trở về phần đất Việt Nam và được triệt xuất tại tọa độ YA705982, lúc 300435Z trong tháng Mười 1967.
e. Toán biệt kích Nail được đưa đến bãi đáp trên phần đất Việt Nam, gần mục tiêu Golf-52, tọa độ YB762189 lúc 300910Z tháng Mười 1967. Tại tọa độ YB730189, toán biệt kích khám phá binh trạm cấp trung đội của địch, có 2 bếp nấu cơm ngầm dưới mặt đất, 12 căn chòi để ở. Toán biệt kích quay trở lại bãi đáp trên phần đất Việt Nam và được triệt xuất lúc 310308Z trong tháng Mười năm 1967. 

No comments:

Post a Comment